Apxe hậu môn là gì? nguyên nhân dấu hiệu tác hại và cách chữa trị

Lượt xem: 3706

Áp xe hậu môn là một trong những loại bệnh có liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, bệnh có thể xảy ra ở cả người già lẫn trẻ nhỏ. Phần lớn các trường hợp khi mắc phải bệnh do không đi thăm khám, chữa trị ngay nên đã phải đối mặt với rất nhiều phiền toái, tác hại nghiêm trọng. Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh áp xe hậu môn, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Áp xe hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn (Anal Abscess) là hiện tượng nhiễm trùng ở khu vực hậu môn, từ đó hình thành nên các khối sưng cứng, bọc mủ. Lâu dần, các bọc mủ này vỡ ra và tiết ra nhiều dịch vàng gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Phần lớn các trường hợp áp xe hậu môn đều bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng ở tuyến hậu môn gây ra. Biểu hiện thường gặp của bệnh là hiện tượng sưng đau, có dấu hiệu mưng mủ ở khu vực hậu môn, đôi khi chạm vào sẽ thấy nóng ấm.

Căn bệnh này khá phổ biến ở mọi độ tuổi khác nhau, kể cả là với trẻ sơ sinh. Đa phần, bệnh gặp nhiều ở những đối tượng sau:

  • Người có các viêm nhiễm, nhiễm trùng xuất phát từ các vết nứt hậu môn

  • Người có tuyến hậu môn bị tắc, hẹp

  • Người mắc các bệnh về trực tràng, đường ruột

  • Người mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dựa vào đặc tính, vị trí, áp xe hậu môn được chia thành nhiều loại sau:

  • Áp xe dưới da

  • Áp xe hố ngồi trực tràng

  • Áp xe dưới niêm mạc

  • Áp xe chậu hông trực tràng

  • Áp xe giữa cơ thắt

  • Áp xe trên cơ thắt

Theo nghiên cứu, loại áp xe hậu môn thường gặp nhất đó là áp xe quanh hậu môn. Đây là tình trạng các lỗ nhỏ hoặc các khoang có trong trực tràng khi bị viêm nhiễm sẽ hình thành nên mủ. Khi đó, người bệnh thường có cảm giác sưng đau, nổi nhiều mủ màu đỏ ở hậu môn, nếu dùng tay chạm vào sẽ thấy nóng và rất khó để quan sát được.

Còn ở trẻ nhỏ, áp xe hậu môn là căn bệnh do các loại vi khuẩn đường ruột gram âm hoặc do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tuyến bã cạnh hậu môn, viêm mủ da cạnh hậu môn, áp xe nang lông.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh áp xe hậu môn chữa khỏi được khi chủ động đi thăm khám, chữa trị kịp thời. Còn nếu không đi điều trị ngay, các ổ áp xe sẽ vỡ ra và biến chứng thành rò hậu môn, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh apxe hậu môn

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh trĩ nội là gì

Bệnh trĩ ngoại là gì

Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt

Nguyên nhân gây bệnh Apxe hậu môn

Các yếu tố như dị vật, mầm bệnh, phân… đều có thể làm các tuyến bã ở hậu môn bít tắc, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và hình thành nên các ổ áp xe. Cụ thể hơn, bệnh áp xe hậu môn bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, yếu tố sau:

Vệ sinh hậu môn kém

Vùng da ở hậu môn thường khá nhạy cảm và luôn ẩm ướt, nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ khu vực này hoặc thường xuyên mặc loại quần lót ẩm ướt, không có tính thấm hút tốt thì sẽ rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm.

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể hình thành nên các ổ mủ, từ đó dẫn đến các ổ áp xe. Trường hợp các ổ áp xe vỡ ra sẽ gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân.

Hệ miễn dịch kém

Bệnh áp xe hậu môn cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này, và gặp nhiều ở trẻ nhỏ và người già. Đối với trẻ nhỏ, do cơ quan ở hậu môn chưa phát triển hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu nên chưa thể chống lại được các yếu tố dẫn đến nhiễm trùng, từ đó dễ mắc phải bệnh áp xe hậu môn.

Còn với người già, do bước vào độ tuổi này, các cơ quan dần lão hóa, không còn độ đàn hồi như trước và khi bị tổn thương thì sẽ lâu lành nên cũng dễ gặp phải bệnh lý này.

Do tác dụng phụ của thuốc

Bệnh áp xe hậu môn cũng bắt nguồn từ việc lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là với những loại thuốc dùng để chữa trị các bệnh lý hậu môn trực tràng. Những loại thuốc đó đều chứa thành phần có tính kích thích cao, dễ gây ra biểu hiện ngứa ngáy và các tác dụng phụ.

Khi sử dụng thuốc không đúng cách hoặc do lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ sẽ dễ làm hoại tử hậu môn, từ đó dẫn đến nhiễm trùng và hình thành nên các ổ áp xe.

Thực hiện tiểu phẫu

Bệnh áp xe hậu môn cũng bắt nguồn từ việc thực hiện một số tiểu phẫu như phẫu thuật cắt trĩ, tiểu phẫu ở niệu đạo, trực tràng, vùng đáy chậu… không đảm bảo an toàn hoặc không chú ý vệ sinh, kiêng khem cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng, lâu dần mưng mủ và dẫn đến các khối áp xe.

Do bệnh lý

Với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, viêm nang lông, polyp hậu môn, rò hậu môn… cũng có nguy cơ cao bị bệnh áp xe hậu môn.

Các tổn thương từ các bệnh lý này sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm, tình trạng viêm nhiễm có thể lan sang các khu vực lân cận và hình thành nên nhiều ổ áp xe khác nhau như áp xe dưới da, áp xe giữa các lớp cơ trong trực tràng và hậu môn, áp xe bán niêm mạc hậu môn…

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh áp xe hậu môn, đồng thời cũng là nguyên nhân làm lây nhiễm các bệnh lý viêm nhiễm, đặc biệt là với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, bệnh áp xe hậu môn cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như do tắc ở tuyến hậu môn, tiền sử bị viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng, các chấn thương ở hậu môn, sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược…

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết Apxe hậu môn

Các biểu hiện của bệnh áp xe hậu môn rất dễ để nhận biết, tuy nhiên nhiều người lại dễ nhầm lẫn với các bệnh mụn nhọt thông thường. Do đó mà có khá nhiều trường hợp chỉ đi thăm khám khi bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng.

Thông thường, bệnh nhân khi bị áp xe hậu môn sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu điển hình sau:

Xuất hiện khối lạ

Đây được coi là biểu hiện điển hình đầu tiên của bệnh áp xe hậu môn. Người bệnh khi đó sẽ thấy xuất hiện một khối lạ cứng có màu đỏ, bóng và trơn nhẵn ở quanh khu vực hậu môn.

Nếu không chữa trị nhanh chóng, các khối cứng này dần phát triển với kích thước lớn, dễ vỡ ra và gây ra cảm giác căng tức, khó chịu cho bệnh nhân. Đồng thời, khu vực rìa hậu môn cũng có dấu hiệu sưng tấy.

Trường hợp các ổ áp xe không dẫn lưu được, khối lạ đó có thể phát triển lớn hơn và gây ra nhiều cảm giác đau đớn làm ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh.

Đau ở hậu môn

Tại khu vực có các áp xe, bệnh nhân luôn cảm thấy đau nhức, đau rát, đặc biệt là mỗi khi đi đại tiện. Đặc biệt, cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi bệnh nhân ngồi hoặc khi di chuyển, đi lại.

Ngứa ngáy

Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu là do lượng dịch nhầy ở bên trong và ngoài hậu môn tiết ra nhiều, từ đó gây kích ứng khiến vùng da hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy, thậm chí là có kèm theo mùi hôi.

Chảy mủ

Khi các ổ áp xe sưng to, phát triển với kích thước lớn sẽ nhanh chóng vỡ ra, chảy ra nhiều dịch mủ có màu vàng, dạng đặc và có mùi hôi rất khó chịu.

Nếu không xử lý kịp thời, khu vực chảy mủ thường khó lành và dễ tái phát lại nhiều lần. Nhiều trường hợp còn dễ hình thành nên các lỗ rò to nhỏ, dài ngắn khác nhau ở hậu môn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Các biểu hiện khác

Bên cạnh các biểu hiện kể trên, bệnh nhân cũng có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, lúc sốt nhẹ lúc sốt cao (nhiệt độ từ 37 – 40 độ C), suy nhược cơ thể, đại tiện ra máu, ngủ không ngon, sụt cân nhanh chóng…

Lưu ý: Không phải trường hợp nào cũng có chung các biểu hiện của bệnh áp xe hậu môn, chính vì vậy khi nhận thấy mình có những triệu chứng, dấu hiệu bất thường ở hậu môn thì bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt.

Tác hại của bệnh Apxe hậu môn gây ra

Phần lớn áp xe hậu môn là hậu quả từ tình trạng nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng. Do đó, nếu không tiến hành điều trị ngay khi mắc phải bệnh, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác hại, biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

Nhiễm trùng hậu môn

Các ổ áp xe kéo dài không chữa trị sớm sẽ dễ vỡ ra gây chảy dịch, đặc biệt là dịch này thường chứa rất nhiều mầm bệnh cùng vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, khu vực hậu môn cũng thường xuyên ở trong trạng thái ẩm ướt sẽ dễ gây kích ứng da khiến khu vực hậu môn luôn có cảm giác ngứa ngáy, dịch mủ ẩm ướt và dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh nhân khi dùng tay gãi sẽ dễ làm trầy xước, tổn thương khu vực chảy dịch mủ. Thậm chí, dịch mủ còn dễ thấm vào các khu vực lân cận hậu môn và gây viêm nhiễm, nhiễm trùng ở diện rộng.

Rò hậu môn

Bệnh áp xe hậu môn còn dễ dẫn đến biến chứng rò hậu môn, căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân. Nguyên nhân là do các các khối áp xe để lâu không chữa trị sẽ dễ vỡ ra, đồng thời tiết ra nhiều dịch và là yếu tố thuận lợi để các lỗ rò ở hậu môn hình thành.

Hiện tượng rò hậu môn không chỉ gây ra nhiều đau đớn, bất tiện cho bệnh nhân mà nó còn dễ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải khi không tiến hành chữa trị sớm.

Viêm nang lông

Đối với trường hợp bị áp xe hậu môn mà không đi thăm khám, chữa trị kịp thời sẽ dễ biến chứng thành viêm nang lông. Đây là căn bệnh xảy ra ở khu vực xương cụt và xung quanh hậu môn của bệnh nhân.

Nguyên nhân là do các ổ áp xe kéo dài có hiện tượng chảy ra nhiều dịch mủ, đồng thời các tác nhân có hại có sẵn trong dịch sẽ tấn công vào các nang nhỏ và hình thành nên hiện tượng viêm nang lông. Khi đó, khu vực sưng tấy trước đó càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Gây ra táo bón

Bệnh áp xe hậu môn có nguy hiểm không? Khi mắc phải bệnh áp xe hậu môn, khu vực hậu môn của bệnh nhân luôn trong trạng thái đau nhức kèm sưng tấy, ngứa ngáy dữ dội, đi cầu ra máu… khiến bệnh nhân luôn cảm thấy sợ hãi, ngại ngần và sinh ra tâm lý lười đi đại tiện.

Điều này vô tình khiến phân do không được đào thải ra ngoài mà bị hút hết nước nên sẽ trở nên cứng, khô hơn bình thường. Tất nhiên, phân khô cứng sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị táo bón cùng các bệnh lý khác, điển hình như bệnh trĩ.

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Đây cũng là một trong những tác hại, biến chứng từ bệnh áp xe hậu môn gây ra. Do khu vực hậu môn nằm cạnh với cơ quan sinh dục nên khi có sự xuất hiện của các khối áp xe, các tác nhân có hại sẽ nhanh chóng đi vào cơ quan sinh dục và gây ra các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của bệnh nhân.

Ảnh hưởng tới tâm lý, cuộc sống

Ngoài những tác hại kể trên, sự xuất hiện của khối áp xe ở hậu môn còn khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái lo lắng, khó chịu, mệt mỏi. Điều này đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sinh hoạt cũng như cuộc sống của bệnh nhân.

Các cách chữa trị Apxe hậu môn hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị bệnh áp xe hậu môn, có thể là sử dụng phương pháp nội khoa hoặc phương pháp ngoại khoa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tùy vào mức độ nhẹ hay nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân cách chữa phù hợp. Để giúp việc chữa trị có hiệu quả, bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám để được tư vấn cụ thể.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh áp xe hậu môn dành cho bệnh nhân:

Sử dụng thuốc

Nếu trường hợp bệnh nhân mắc bệnh áp xe hậu môn ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng thì thường sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều trị. Đây đều là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu mủ, tiêu viêm, hỗ trợ diệt khuẩn nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tại ổ áp xe.

Tuy nhiên, cách chữa này không giúp điều trị dứt điểm, không có tác dụng ngăn chặn mủ tại các ổ áp xe nên bệnh nhân không nên lạm dụng.

Bệnh nhân khi sử dụng thuốc nên chú ý về cách sử dụng, liều lượng của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thêm các loại thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Dẫn lưu mủ

Đối với trường hợp có ổ áp xe to, dịch mủ chảy nhiều và gây đau đớn dữ dội cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng ống mềm seton để dẫn lưu mủ ra ngoài. Còn trường hợp có nhiều ổ áp xe lớn, dễ gây biến chứng nhiễm trùng, hoại tử hoặc rò hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ, lấy sạch mủ ra bên ngoài.

Bệnh nhân có thể được sử dụng thêm các loại thuốc tiêu viêm, giảm đau, thuốc kháng sinh để giúp rút ngắn thời gian chữa trị, đồng thời giúp bệnh nhân nhanh hồi phục.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Hiện nay, phương pháp HCPT được đánh giá là phương pháp chữa áp xe hậu môn mang lại hiệu quả cao, an toàn cho bệnh nhân. Phương pháp này hiện đang được áp dụng tại những địa chỉ, cơ sở y tế uy tín ở địa bàn thành phố Hà Nội.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện cao tần, dao điện chuyên dụng tiến hành xâm lấn vào khu vực có các ổ áp xe để lấy toàn bộ dịch mủ ra bên ngoài, đồng thời loại bỏ nhanh các vùng tổn thương, viêm nhiễm, sau đó sử dụng kỹ thuật đặc biệt để gắn lại vết thương một cách cẩn thận, khéo léo nhằm tránh tình trạng tái phát.

Khác với các phương pháp chữa áp xe hậu môn truyền thống, phương pháp HCPT sử dụng sóng điện từ cao tần đặc biệt nên hoàn toàn không làm ảnh hưởng, không gây tổn thương đến niêm mạc hậu môn cũng như các cơ quan xung quanh. Do đó, bệnh nhân có thể yên tâm khi lựa chọn phương pháp này để chữa trị áp xe hậu môn.

Những ưu điểm của phương pháp HCPT có thể kể đến như là:

  • Đảm bảo an toàn, không gây đau đớn, không gây chảy máu

  • Không gây tổn thương, không để lại sẹo

  • Điều trị dứt điểm bệnh, loại bỏ nhanh được các ổ áp xe

  • Thời gian điều trị nhanh chóng, bệnh nhân không cần nằm viện

Lưu ý: Nếu chưa biết nên khám, chữa áp xe hậu môn bằng phương pháp HCPT hiện đại ở đâu thì bệnh nhân có thể nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn, chia sẻ một cách cụ thể.

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ cũng như giải đáp một cách chi tiết, cụ thể về bệnh áp xe hậu môn là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị để mọi người nắm rõ hơn. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì, mọi người có thể nhấp vào khung chat hoặc gọi tới số bác sĩ tư vấn 0379.544.317 để được tư vấn thêm.

Cập nhật lần cuối: 25-11-2021 09:41:40

Apxe hậu môn là gì? nguyên nhân dấu hiệu tác hại và cách chữa trị
Đánh giá: 9.0 / 10 ( 42 lượt đánh giá )