- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Khí hư bất thường /
- Khí hư ra kèm theo máu nguyên nhân và là dấu hiệu bệnh gì?
Khí hư ra kèm theo máu nguyên nhân và là dấu hiệu bệnh gì?
-
-
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Hồng
Khi nhận thấy vùng kín của mình có khí hư lẫn máu, rất nhiều chị em hoang mang, lo lắng không biết tại sao lại như vậy. Theo nhiều chia sẻ của các chuyên gia, hiện tượng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do nguyên nhân sinh lý, tuy nhiên cũng không ngoại trừ nguyên lý bệnh lý. Vậy khí hư ra kèm theo máu là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân khiến khí hư ra kèm theo máu là gì? Cần làm gì khi gặp hiện tượng này? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, mời mọi người cùng tìm hiểu.
Nguyên nhân khiến khí hư ra kèm theo máu
Khí hư (hay còn gọi là huyết trắng) là một chất dịch được tiết ra mỗi ngày để loại bỏ các mảnh vụn, tế bào chết nhằm giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ và giúp ổn định, cân bằng môi trường âm đạo, đồng thời giúp quá trình thụ tinh diễn ra thuận lợi.
Tùy vào cơ địa của mỗi người, tùy vào từng thời điểm mà khí hư sẽ tiết ra với số lượng, cấu trúc, tính chất khác nhau. Thường thì khí hư sẽ tiết ra khi các bạn gái bước vào độ tuổi dậy thì và giảm dần vào thời kỳ mãn kinh.
Trong một số trường hợp, chị em có thể gặp phải hiện tượng khí hư có kèm theo máu nhưng không biết lý do là gì. Theo các chuyên gia, tình trạng khí hư ra kèm máu không xảy ra liên tục, thường xuyên và không kèm theo các biểu hiện, triệu chứng bất thường nào thì chị em đừng quá lo lắng.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng khí hư ra kèm máu mà chị em cần nắm rõ để tránh hoang mang, lo lắng:
Mất cân bằng nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân khiến khí hư ra kèm theo máu đó là do nội tiết tố bị mất cân bằng. Khi lượng hormone estrogen không ổn định sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp niêm mạc tử cung. Hậu quả là khiến vùng kín tiết ra các đốm máu hòa lẫn cùng với khí hư.
Ngoài ra, khi bị rối loạn nội tiết tố, nữ giới còn gặp phải một số triệu chứng khác như tâm trạng thay đổi, nổi nhiều mụn, đau đầu, người uể oải, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, cân nặng thay đổi nhanh, mất tập trung.
Rối loạn kinh nguyệt
Khi chu kỳ kinh nguyệt rối loạn với biểu hiện là rong kinh mà nguyên nhân chính là do mất cân bằng nội tiết tố, đôi khi chị em cũng thấy khí hư có lẫn với một chút máu. Mặc dù đây chỉ là nguyên nhân sinh lý nhưng chị em cũng cần cảnh giác, bởi tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em bị mất máu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản.
Dấu hiệu có thai
Khí hư ra kèm theo máu cũng có thể là dấu hiệu báo có thai sớm. Hiện tượng này xảy ra khi trứng và tinh trùng thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở buồng tử cung. Quá trình này có thể làm bong lớp niêm mạc và dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Tuy nhiên, khác với máu kinh nguyệt, máu báo thai chỉ là một đốm máu nhỏ và có số lượng ít, thường chỉ xuất hiện khoảng từ 1 – 2 ngày ở quần lót kể từ thời điểm thụ thai thành công. Nữ giới cũng có thể nhận biết thêm một vài dấu hiệu khác như đi tiểu nhiều lần, ngứa ran ở ngực, kích thước vòng 1 tăng lên, thèm ăn, thay đổi mùi vị...
Sử dụng thuốc tránh thai
Nếu chị em nào thường xuyên, thậm chí là lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp để ngừa thai thì cũng có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc là khí hư có lẫn với máu.
Nguyên nhân là do khi sử dụng quá nhiều, sử dụng liên tục, thành phần của thuốc có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản. Từ đó sẽ gây hiện tượng chảy máu nhẹ ở vùng kín.
Nếu nhận thấy vùng kín tiết ra khí hư có lẫn máu kéo dài liên tục trên 3 tháng trong suốt quá trình sử dụng thuốc, nữ giới cần dừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ về biện pháp tránh thai phù hợp, an toàn hơn.
Đặt vòng tránh thai
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng khí hư ra kèm theo máu, mặc dù hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân là do trong quá trình đặt vòng, bác sĩ thực hiện không cẩn thận, đặt lệch hoặc do chị em vận động mạnh khiến vòng tránh thai cọ xát trực tiếp làm tổn thương, trầy xước phần niêm mạc cổ tử cung dẫn tới chảy máu bất thường.
Do sảy thai, sinh non
Ngoài những nguyên nhân kể trên, khí hư ra kèm theo máu còn là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều vấn đề cực kỳ nguy hiểm như sảy thai, sinh non, động thai, thậm chí là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Trong khoảng 3 tháng đầu, 3 tháng giữa của thai kỳ, nếu nhận thấy vùng kín có ra máu bất thường, chị em cần nhanh chóng thông báo ngay với bác sĩ sản phụ khoa để được xử lý kịp thời, điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân và cho em bé trong bụng.
Tiền mãn kinh
Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của buồng trứng cũng không còn ổn định, đặc biệt là nồng độ estrogen sụt giảm nhanh sẽ dẫn đến hiện tượng khí hư ra kèm theo máu cùng một số biểu hiện khác như loãng xương, dễ bốc hỏa, khó ngủ, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, ham muốn tình dục giảm...
Khí hư ra kèm theo máu là dấu hiệu bệnh gì?
Trong trường hợp khí hư có lẫn máu tiết ra nhiều và có kèm theo các biểu hiện, triệu chứng bất thường thì nữ giới cần nhanh chóng đi thăm khám phụ khoa ngay bởi đây thường là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa.
Có rất nhiều bệnh lý phụ khoa có chung biểu hiện này, do đó chị em không nên tự mua thuốc về chữa trị khi chưa đi kiểm tra, thăm khám cẩn thận.
Theo các chuyên gia, khí hư ra kèm theo máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm sau:
Viêm âm đạo
Đây là một trong những căn bệnh thường gặp có dấu hiệu khí hư ra kèm theo máu. Bệnh xảy ra ở ngay âm đạo và gặp nhiều ở những chị em trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là ở những chị em trong độ tuổi từ 25 – 40.
Bệnh xảy ra do môi trường âm đạo bị mất cân bằng, không ổn định khiến các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ, sinh sôi và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tác nhân thường gặp nhất gây ra bệnh viêm âm đạo là nấm men Candida albicans và trùng roi Trichomonas.
Các tác nhân có hại thường xâm nhập vào âm đạo khi nội tiết tố mất cân bằng, thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, phá thai không an toàn, quan hệ tình dục không lành mạnh, lạm dụng các sản phẩm, dung dịch vệ sinh, xà phòng chứa chất tẩy rửa.
Khi âm đạo bị viêm nhiễm, nữ giới sẽ thấy có các biểu hiện, triệu chứng điển hình sau:
-
Âm đạo, âm hộ, môi bé, môi lớn, niêm mạc âm đạo có hiện tượng sưng đỏ, có dấu hiệu đau rát.
-
Có hiện tượng ngứa ngáy dai dẳng, thường xuyên, thậm chí là ngứa theo từng đợt rất khó chịu ở vùng kín.
-
Khí hư tiết ra nhiều, có dạng giống bã đậu, lợn cợn, đóng thành từng mảng, đôi khi có màu đỏ, màu xám, màu vàng xanh...
-
Vùng kín có mùi hôi tanh khó ngửi, đặc biệt là sau mỗi lần quan hệ xong, mùi hôi trở nên nặng mùi.
-
Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bị đau rát, trầy xước, thậm chí là bị chảy máu mỗi khi quan hệ.
-
Tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu gặp khó khăn, người mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh...
Bệnh viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu chữa trị muộn và sai cách, bệnh còn dẫn đến nhiều bệnh lý phụ khoa khác như viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu... đe dọa khả năng sinh sản cũng như khả năng làm mẹ về sau.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường hình thành do các tế bào tuyến bên trong ống tử cung phát triển quá mức ra bên ngoài, xâm lấn ra ngoài cổ tử cung nhưng có hiện tượng tiết dịch như bình thường. Điều này khiến các tác nhân có hại nhanh chóng xâm nhập vào gây ra viêm nhiễm.
Căn bệnh phụ khoa này thường gặp ở những phụ nữ đã có gia đình, người đã sinh nở, phá thai hoặc không may bị sảy thai. Hoặc có thể gặp ở những người thường xuyên lạm dụng hormone estrogen trong thời gian mang thai.
Đa phần các trường hợp tổn thương đều ở dạng lành tính, tuy nhiên không vì thế mà người bệnh chủ quan. Nếu để lâu và coi thường, không chữa trị kịp thời thì bệnh cũng nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường phát triển qua nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể:
-
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 1: Đây là cấp độ đầu tiên và cũng là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Lúc này, các tế bào tuyến trong ống tử cung đang dần phát triển ra bên ngoài. Mức độ tổn thương của bệnh chỉ chiếm khoảng 30% diện tích cổ tử cung.
-
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2: Khi bệnh chuyển sang cấp độ 2, mức độ tổn thương thường chiếm khoảng từ 50 – 70% diện tích cổ tử cung. Bệnh nhân ngoài gặp phải các biểu hiện của bệnh thì còn dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm khác như viêm cổ tử cung, viêm nhiễm do nấm, viêm tắc vòi trứng...
-
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3: Cấp độ 3 là cấp độ cuối cùng, đồng thời cũng là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Mức độ tổn thương, viêm đã chiếm đến hơn 70% diện tích cổ tử cung và kèm theo rất nhiều biến chứng nặng nề.
Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, các biểu hiện chưa rõ ràng hoặc giống với biểu hiện của các bệnh phụ khoa nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Phần lớn người bệnh phát hiện ra mình mắc bệnh khi bệnh tiến triển sang mức độ nặng, hoặc do tình cờ đi khám phụ khoa.
Ngoài khí hư ra kèm theo máu, bệnh nhân còn gặp thêm một số biểu hiện, triệu chứng khác của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung như:
-
Khí hư thường tiết ra với số lượng lớn, ở dạng loãng như nước, có nhiều màu lạ như màu trắng, vàng, đôi khi có màu xanh.
-
Vùng da xung quanh âm đạo có hiện tượng sưng tấy, có mùi hôi và ngứa ngáy liên tục.
-
Bị đau rát, ra máu bất thường mỗi khi quan hệ.
-
Có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng bụng dưới, vùng xương chậu, vùng eo, bị đau bụng kinh dữ dội, thậm chí là cơn đau còn lan sang vùng dây chằng.
-
Có các biểu hiện bất thường mỗi khi tiểu tiện như đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu buốt, đau khi đi tiểu.
-
Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, thường xuyên bị chậm kinh, trễ kinh, ngày hành kinh kéo dài, máu kinh sẫm màu hơn...
Mặc dù bệnh lộ tuyến cổ tử cung được coi là dạng tổn thương lành tính nhưng nếu kéo dài, không chữa trị dứt điểm, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vô sinh hiếm muộn, thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung đe dọa sức khỏe, tính mạng.
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung thực chất là một khối u lành tính được hình thành do sự tăng sinh quá mức, mất kiểm soát của các tế bào ở cổ tử cung. Các khối u này thường mềm, có màu hồng với nhiều kích thước khác nhau, khoảng từ vài mm đến vài cm.
Chúng có thể phát triển riêng lẻ hoặc thành nhiều khối khác nhau, được nhiều biểu mô bao phủ, có chân hoặc không có chân và rất dễ chảy máu khi chạm vào. Vị trí xuất hiện của chúng thường là ở bên trong ống cổ tử cung hoặc ở bề mặt cổ tử cung.
Căn bệnh này thường gặp ở những phụ nữ từ 30 – 50 tuổi, đặc biệt là người đã từng sinh nở, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh do hormone estrogen tăng lên bất thường. Tuy nhiên, bệnh lý này hầu như không gặp ở những bạn gái chưa có kinh nguyệt.
Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh polyp cổ tử cung. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, nồng độ hormone trong cơ thể tăng lên quá mức có thể là yếu tố hình thành các khối polyp bất thường.
Bên cạnh đó, bệnh cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: Do hậu quả của việc đặt vòng tránh thai, tác dụng phụ của thuốc, bị sót thai do phá thai không an toàn, bị viêm nhiễm phụ khoa mãn tính, có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung.
Theo nghiên cứu, bệnh polyp cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện nên rất khó để phát hiện, chữa trị. Chỉ khi người bệnh tình cờ đi khám phụ khoa hoặc khi bệnh chuyển sang mức độ nặng, các biểu hiện mới xuất hiện rõ ràng hơn, cụ thể:
-
Bị ra máu bất thường giữa các chu kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục.
-
Vùng kín tiết ra nhiều khí hư hơn bình thường, khí hư thường có màu trắng, màu vàng, thậm chí là có hiện tượng khí hư ra kèm theo máu, dịch nhầy bất thường.
-
Khu vực cô bé luôn có cảm giác ẩm ướt, có mùi hôi tanh rất khó chịu.
-
Nhiều trường hợp khi vệ sinh, vô tình thụt rửa âm đạo sẽ thấy có cảm giác đau rát, thậm chí là chảy máu bất thường.
-
Kinh nguyệt diễn ra không đều, có hiện tượng trễ kinh, chậm kinh, rong kinh liên tục, kinh nguyệt ra ít, thống kinh dữ dội, nhiều trường hợp còn bị vô kinh không rõ lý do...
-
Thời gian ra máu kinh kéo dài hơn so với bình thường.
-
Gặp phải các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng bụng dưới khiến việc sinh hoạt gặp nhiều cơn đau. Cơn đau thường không thể tự khỏi và lan rộng sang các khu vực lân cận trên cơ thể.
-
Tiểu són, tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu liên tục, tiểu tiện thường xuyên, đôi khi bị tiểu cấp, tiểu khó. Mặc dù thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu ra không nhiều.
Phần lớn các trường hợp polyp cổ tử cung là dạng bệnh lành tính, tuy nhiên nếu chủ quan và không chữa trị sớm, nữ giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng, tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh sản, đặc biệt là dễ bị vô sinh hiếm muộn, ung thư cổ tử cung đe dọa đến tính mạng.
Lạc nội mạc tử cung
Đây là bệnh lý xảy ra khi các mảnh vụn của nội mạc tử cung đi lạc vào vị trí khác, đó có thể là buồng trứng, ống dẫn trứng, thậm chí là ở khoang bụng, ruột mà không phải là ở buồng tử cung và vẫn phát triển như bình thường.
Tuy nhiên, do phát triển ở bên ngoài tử cung, các mảnh vụn đó có thể bị tắc, tích tụ lại và gây ra tình trạng đau đớn, nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm, chảy máu cùng nhiều biểu hiện xấu cho cơ quan sinh sản nữ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung như do hiện tượng máu kinh trào ngược, biến chứng từ việc mổ lấy thai, phá thai, các can thiệp ngoại khoa tới cổ tử cung hoặc do hệ miễn dịch kém, bị rối loạn.
Nữ giới có thể nhận biết bệnh lạc nội mạc tử cung qua những dấu hiệu, triệu chứng sau:
-
Thời gian hành kinh kéo dài hơn (thường kéo dài trên 7 ngày), máu kinh chảy ra nhiều hơn, thậm chí là xuất hiện nhiều máu kinh dạng cục, sẫm màu.
-
Gặp phải cơn đau khó chịu trong hoặc sau khi giao hợp.
-
Vùng kín tiết ra nhiều khí hư có lẫn máu bất thường kèm cảm giác đau nhức, khó chịu.
-
Xuất hiện các cơn đau nhức, đau dữ dội ở vùng chậu, vùng bụng dưới, vùng tiểu khung trước hoặc mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Nhiều trường hợp, cơn đau còn diễn ra với mức độ nghiêm trọng, thậm chí là đau quặn.
-
Bị chuột rút trước khi tới kỳ kinh và biểu hiện này thường kéo dài, dai dẳng hơn.
-
Bị đau buốt, rát, đi tiểu thường xuyên, liên tục nhất là khi đến kỳ hành kinh, ra máu khi đi đại tiện, nước tiểu có lẫn máu do tình trạng viêm làm ảnh hưởng đến bàng quang.
-
Gặp phải các biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
-
Ngoài ra, còn có thêm một số biểu hiện khác như người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, có máu trong phân, khó thụ thai.
Bệnh lạc nội mạc tử cung ngoài gây ra những cơn đau rát, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì còn có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như vô sinh hiếm muộn, thậm chí là ung thư đe dọa tính mạng nếu không tiến hành chữa trị kịp thời.
Ung thư âm đạo
Ung thư âm đạo là tình trạng xuất hiện khối u lạ phát triển ở bên trong âm đạo, phần ống liên kết với tử cung và cơ quan sinh dục ngoài. Khối u này thường được tìm thấy ở các tế bào ở bề mặt âm đạo.
Đây là một căn bệnh rất hiếm gặp và phần lớn chỉ gặp ở những phụ nữ trên 75 tuổi, chiếm khoảng 40% các trường hợp được phát hiện, chẩn đoán.
Theo nhiều nghiên cứu, có đến 5 loại ung thư âm đạo, mỗi loại đều phát triển qua các tế bào khác nhau ở âm đạo, cụ thể:
-
Ung thư tế bào vảy âm đạo: Đây là loại thường gặp nhất (chiếm khoảng 85% các trường hợp mắc bệnh), thường được tìm thấy ở các tế bào vảy phẳng, mỏng, nằm lót ở bề mặt âm đạo. Nếu chữa trị muộn, khối u có thể di căn xuyên qua thành âm đạo và lan sang các khu vực lân cận.
-
Ung thư biểu mô tuyến âm đạo: Tế bào ác tính thương phát triển trong các tế bào tuyến ở bề mặt âm đạo, chiếm từ 5 – 10% và thường gặp ở những phụ nữ trên 50 tuổi. Loại này có thể lây lan nhanh sang phổi và các hạch bạch huyết nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời.
-
U hắc tố âm đạo: Loại này thường được tìm thấy ở các tế bào sản xuất ra hắc tố của âm đạo, chúng có thể phát triển lan sang các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
-
Sarcoma âm đạo: Là các khối u phát triển bất thường ở các tế bào cơ hoặc các tế bào mô liên kết trong thành âm đạo. Với loại này, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và hiếm gặp ở người lớn.
Mặc dù là một loại ung thư hiếm gặp nhưng cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư âm đạo. Tuy nhiên, có một vài nhận định cho rằng căn bệnh này bắt nguồn từ một số yếu tố như do tuổi tác, hút thuốc lá, có tiền sử nhiễm virus HPV hoặc do bị u tân sinh trong biểu mô âm đạo.
Phần lớn bệnh ung thư âm đạo ở giai đoạn đầu không gây ra bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nào nên hầu như bệnh nhân không phát hiện ra. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tức là khi khối u lan sâu vào các lớp mô, thậm chí là lan sang các bộ phận lân cận thì các dấu hiệu mới xuất hiện ra ngoài.
Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư âm đạo bao gồm:
-
Bị ra máu bất thường ở âm đạo, đặc biệt là sau mỗi khi quan hệ tình dục, sau thời kỳ mãn kinh. Số lượng máu ít, máu có màu đỏ, màu nâu, thậm chí là có màu đen.
-
Vùng kín tiết ra nhiều khí hư, khí hư ra kèm theo máu, có mùi hôi khó chịu kéo dài.
-
Có cảm giác hoặc sờ thấy có một khối u hoặc một khối bất thường trong âm đạo.
-
Có cảm giác đau âm ỉ, đau liên tục hoặc thỉnh thoảng mới đau ở vùng xương chậu. Nguyên nhân là do khối u chèn ép vào các cơ quan, khu vực lân cận dẫn đến sự xuất hiện của các cơn đau.
-
Thói quen đi tiểu thay đổi, thường xuyên đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, có cảm giác đau khi đi tiểu kèm hiện tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu hồng, đôi khi có lẫn máu.
-
Hạch bạch huyết sưng to bất thường, có thể quan sát, dùng tay sờ được.
-
Có thể sờ thấy hạch bẹn. nếu hach to có thể vỡ loét ra da hoặc chèn ép tĩnh mạch đùi gây phù, viêm tĩnh mạch huyết khối mạn tính.
-
Vào những giai đoạn cuối, khi khối u bắt đầu xâm lấn từ âm đạo ra xung quanh các hạch bạch huyết có thể xuất hiện sưng đau các hạch bạch huyết vùng háng.
Cũng như các bệnh ung thư phụ khoa khác, ung thư âm đạo là một căn bệnh rất nguy hiểm cần được phát hiện, chữa trị kịp thời. Nếu chủ quan, để bệnh tiến triển nặng hơn, khối u lan ra ngoài âm đạo sẽ khiến việc chữa trị trở nên khó khăn, tỷ lệ chữa khỏi cũng giảm xuống.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển, nhân lên một cách mất kiểm soát về kích thước, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của những khối u ở khu vực này. Bệnh thường phát triển qua 4 giai đoạn kể từ khi virus xâm nhập đến khi các khối u di căn.
Khi các khối u hình thành và phát triển, chúng sẽ nhanh chóng nhân lên, tác động trực tiếp và chèn ép vào các cơ quan lân cận như bàng quang, âm đạo, gan, phổi, thậm chí là trực tràng kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh ung thư cổ tử cung có rất nhiều loại khác nhau nhưng gặp nhiều nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy, chiếm đến hơn 80 – 85% các trường hợp phát hiện ra. Còn lại là một số loại như ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư mô liên kết tuyến, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư hắc tố và u lympho.
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm trong các loại ung thư phụ khoa và gặp nhiều ở những phụ nữ từ 30 – 50 tuổi, ít gặp ở những phụ nữ dưới 20 tuổi. Đặc biệt, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là người hút thuốc lá, sinh đẻ nhiều lần, quan hệ tình dục bừa bãi, hệ miễn dịch kém, chế độ sinh hoạt không phù hợp.
Theo rất nhiều nghiên cứu, virus HPV là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, chiếm đến hơn 99% các trường hợp mắc bệnh. Đây là một loại virus có hơn 100 tuýp khác nhau, bao gồm cả tuýp nguy cơ thấp và nguy cơ cao.
Thông thường, có đến 15 tuýp HPV được xếp vào nhóm nguy cơ cao có khả năng gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là 2 tuýp 16 và 18. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể qua đường tình dục, sau đó gây biến đổi tế bào cổ tử cung, lâu dần làm tổn thương và các khối u ác tính cũng từ đó mà hình thành.
Căn bệnh ung thư cổ tử cung thường tiến triển âm thầm, thầm lặng nên rất khó để phát hiện ra. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh cũng khá giống với các bệnh phụ khoa khác. Chỉ đến khi khối u di căn sang các khu vực lân cận, bệnh mới bộc phát các biểu hiện ra bên ngoài.
Một số dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:
-
Bị chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau khi thăm khám phụ khoa hoặc sau khi mãn kinh.
-
Vùng kín tiết ra nhiều khí hư hơn bình thường, khí hư có màu vàng, xám, đặc biệt là khí hư ra kèm theo máu, thậm chí là có màu vàng xanh giống mủ kèm mùi hôi tanh.
-
Xuất hiện các cơn đau âm ỉ, khó chịu ở vùng bụng dưới, vùng xương chậu, vùng lưng dưới. Cơn đau diễn ra thường xuyên, liên tục và lan dần xuống vùng chân gây ra hiện tượng sưng phù chân, từ đó khiến việc đi đứng trở nên khó khăn hơn.
-
Tiểu tiện gặp nhiều khó khăn, có cảm giác khó chịu, nóng rát, đau buốt mỗi khi đi tiểu, đi tiểu liên tục, muốn đi tiểu thường xuyên.
-
Kinh nguyệt có nhiều thay đổi như ngày hành kinh diễn ra ngắn hoặc dài hơn bình thường, kinh nguyệt đến chậm hoặc đến muộn thất thường, máu kinh có màu lạ, số lượng máu ít hoặc nhiều hơn...
-
Các biểu hiện khác bao gồm sụt cân, người mệt mỏi, suy nhược, rò rỉ nước tiểu, táo bón, đầy bụng, đau rát mỗi khi quan hệ, mất tập trung, dễ bị thiếu máu.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là một dạng bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục trên, bao gồm các bộ phận như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, dây chằng... mà phần lớn là do các vi khuẩn lây qua đường tình dục hoặc các tác nhân khác gây ra.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh phụ khoa này là những chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là những phụ nữ dưới 25 tuổi.
Căn bệnh này thường phát triển qua 2 cấp độ chính đó là:
-
Viêm vùng chậu cấp tính: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh viêm vùng chậu và việc chữa trị nếu được tiến hành sớm thì sẽ nhận được hiệu quả cao.
-
Viêm vùng chậu mãn tính: Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng hơn, bệnh không chỉ tiến triển nghiêm trọng mà rất dễ tái phát nếu không chữa trị dứt điểm, nhanh chóng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu, trong đó phải kể đến là do thói quen sinh hoạt tình dục không an toàn, quan hệ bừa bãi, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, phá thai không đúng cách, sinh đẻ không đúng cách.
Khi mắc bệnh viêm vùng chậu, nữ giới sẽ gặp phải một số biểu hiện, dấu hiệu điển hình sau:
-
Lượng khí hư ở âm đạo tiết ra nhiều, có nhiều màu sắc lạ như màu trắng đục, màu vàng, màu xanh hoặc màu xám đục, thậm chí khí hư ra kèm theo máu và có mùi hôi.
-
Có hiện tượng ra máu vùng kín bất thường khi không trong chu kỳ kinh nguyệt.
-
Chu kỳ kinh diễn ra thất thường, có hiện tượng không đều, thống kinh dữ dội, màu sắc máu kinh biến đổi, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều hơn.
-
Khi quan hệ tình dục thường có cảm giác đau đớn, thậm chí là bị xuất huyết.
-
Bị đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài, thường xuyên ở vùng bụng dưới, vùng thắt lưng, vùng xương chậu, vùng bẹn.
-
Đôi khi có cảm giác nóng rát, đau buốt mỗi khi đi tiểu.
-
Người mệt mỏi, bị sốt, ớn lạnh, suy nhược, uể oải, buồn nôn, ham muốn tình dục giảm.
Đối với các trường hợp viêm vùng chậu mãn tính nếu không được chữa trị sớm, đúng cách sẽ gây ra rất nhiều tác hại, biến chứng cực kỳ nguy hiểm như áp xe buồng dẫn trứng, viêm phúc mạc tại ổ bụng, chửa ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh hiếm muộn... ở nữ giới.
Khí hư ra kèm theo máu có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp khí hư ra kèm theo máu là do yếu tố bệnh lý, do đó nữ giới không nên chủ quan khi gặp phải. Tốt nhất, bệnh nhân cần nhanh chóng tới phòng khám uy tín để thăm khám ngay, nếu chần chừ để lâu thì sẽ dễ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
Ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày
Cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín luôn khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này vừa làm ảnh hưởng đến tâm lý, vừa khiến chất lượng công việc, cuộc sống giảm sút.
Bên cạnh đó, một số biểu hiện đi kèm hiện tượng khí hư ra kèm theo máu còn khiến nữ giới cảm thấy tự ti, ngại ngần và ít còn ham muốn tình dục. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân dễ bị lãnh cảm, dễ sinh ra mâu thuẫn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình.
Bệnh tiến triển nặng
Những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa vừa làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, vừa khiến bệnh tiến triển nặng thêm. Nguyên nhân là do vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, khí hư tiết ra nhiều và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập sang các bộ phận lân cận khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn.
Vô sinh hiếm muộn
Khí hư ra kèm theo máu nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể lan lên vòi trứng, buồng trứng gây tắc nghẽn, chít hẹp ở những bộ phận này. Hậu quả là là khiến trứng khó gặp được tinh trùng để thụ thai sẽ dẫn đến khó thụ thai, vô sinh – hiếm muộn.
Đe dọa tính mạng
Đặc biệt, với các trường hợp khí hư ra kèm theo máu là dấu hiệu của một số bệnh ung thư như ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung nếu không được tầm soát, chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Lưu ý, khi nhận thấy có những biểu hiện bất thường, đặc biệt là khi thấy có hiện tượng khí hư ra kèm theo máu thì nữ giới cần chủ động tới ngay phòng khám phụ khoa uy tín để thăm khám, điều trị nhanh chóng.
Cần làm gì khi nhận thấy khí hư ra kèm theo máu?
Ngay khi có hiện tượng khí hư ra kèm theo máu, bệnh nhân nên chủ động tới ngay địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán cụ thể nguyên nhân, mức độ bệnh cụ thể. Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả đối với từng trường hợp.
Bệnh nhân chú ý không tự ý mua thuốc hoặc tự sử dụng các cách chữa dân gian khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. Việc làm này có thể khiến bệnh phát triển tới mức độ phức tạp, nghiêm trọng và khiến việc chữa trị trở nên khó khăn, ít còn hiệu quả.
Bên cạnh việc chữa trị, người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống cho lành mạnh, có khoa học. Điều này vừa giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả, vừa giúp tăng cường sức đề kháng nhằm hạn chế sự tấn công của các mầm bệnh đối với cơ thể, đặc biệt là đối với cơ quan sinh sản.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp lại toàn bộ về khí hư ra kèm theo máu là dấu hiệu bệnh gì, hy vọng mọi người đã nắm rõ hơn. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn gì, mọi người có thể nhấp vào khung chat trực tuyến hoặc nhấc điện thoại gọi tới số hotline 0379544317 để được các chuyên gia giải đáp thêm.
Cập nhật lần cuối: 14-07-2023 10:45:09
- Nguyên nhân khí hư ra nhiều có mùi hôi tanh và cách chữa
- Khí hư màu nâu giữa kỳ kinh có nguy hiểm không?
- Vùng kín có cặn trắng dấu hiệu của bệnh gì? Cách chữa ra sao
- Khí hư màu đen có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
- Khí hư có mùi hôi sau khi quan hệ là bị làm sao? Cách khắc phục
- Top 5 nguyên nhân ra nhiều khí hư màu vàng và có mùi hôi