Khám phụ khoa là gì? Quy trình khám phụ khoa như thế nào?

Lượt xem: 6982

Khám phụ khoa là gì? Tại sao cần phải thực hiện khám phụ khoa? Quy trình khám phụ khoa như thế nào? Là nỗi bận tâm, lo lắng và được chị em phụ nữ tìm hiểu rất nhiều khi đang có ý định muốn đi thăm khám phụ khoa, nhất là những chị em phụ nữ chưa có kinh nghiệm đi khám phụ khoa lần nào. Để giải đáp được nỗi bận tâm của chị em, hãy cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa được hiểu là những công việc thăm khám, kiểm tra cơ quan sinh dục, sinh sản của nữ giới như: Âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng, tầng sinh môn,… Tùy vào tình trạng bệnh nặng, nhẹ của chị em mà trong quá trình khám phụ khoa bác sĩ chuyên khoa phụ trách sẽ yêu cầu chị em làm thêm những xét nghiệm liên quan.

Một số xét nghiệm, siêu âm cơ bản, cần thiết mà chị em phụ nữ có thể sẽ phải thực hiện khi đi thăm khám phụ khoa, đó là:

  • Xét nghiệm dịch âm đạo: Đây là xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở âm đạo của chị em phụ nữ. Việc này sẽ giúp cho bác sĩ chuyên khoa kiểm tra ra được dịch nhầy ở âm đạo của chị em có chứa các tác nhân gây hại như vi khuẩn, tạp khuẩn, nấm, trùng roi hay không.

  • Xét nghiệm nước tiểu: Đây là xét nghiệm giúp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra xem chị em có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không? Đồng thời giúp kiểm tra, xác định, phát hiện mang thai sớm cho chị em.

  • Xét nghiệm mẫu tế bào ở cổ tử cung: Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh ung thư ở cổ tử cung cho chị em phụ nữ.

  • Xét nghiệm Pap smear: Phương pháp xét nghiệm này thường áp dụng cho chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 45 tuổi. Đây là xét nghiệm giúp cho bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra được những bất thường ở tử cung, cổ tử cung và chẩn đoán ung thư cổ tử cung cho chị em.  

  • Xét nghiệm CA – 125: Đây là xét nghiệm kiểm tra nồng độ Protein trong máu, giúp bác sĩ kiểm tra xem chị em có ung thư nào đang phát triển ở buồng trứng hay không.

  • Xét nghiệm nội tiết tố: Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra được các vấn đề về sức khỏe sinh sản, bất thường về kinh nguyệt cho chị em, bằng cách kiểm tra, quan sát lượng hormone nội tiết tố estrogen, progesterone, estradiol trong cơ thể.

  • Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm HPV có thể thực hiện kết hợp cùng xét nghiệm Pap smear nhằm giúp kiểm tra, rà soát, phát hiện ra các loại virus gây nhiễm trùng, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung ở nữ giới. Đồng thời xét nghiệm này còn giúp bác sĩ chuyên khoa tìm được virus gây ra bệnh sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) ở bộ phận dinh dục.

  • Siêu âm vùng bụng: Đây là phương pháp giúp quan sát rõ hơn về vị trí, kích thước, hình dạng và những bất thường ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.

  • Siêu âm tuyến vú: Đây là phương pháp giúp các định chính xác các bệnh lý ở vú cho chị em như nổi hạch hoặc bệnh ung thư vú.

  • Soi cổ tử cung: Đây là phương pháp giúp quan sát rõ cổ tử cung, đồng thời giúp lấy mẫu tế bào sinh thiết.

Khám phụ khoa là gì và quy trình khám như thế nào

Tại sao nữ giới cần phải thực hiện khám phụ khoa

Theo thống kê từ Bộ y tế cho biết, hiện nay tỷ lệ nữ giới mắc phải các bệnh lý phụ khoa đang ngày càng tăng cao, có đến 90% các trường hợp nữ giới mắc phải bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Thế nhưng hầu hết các chị em lại có tâm lý ngại ngần trong việc đi khám phụ khoa, thường có xu hướng tự chịu đựng những khó chịu mà bệnh gây ra, nhiều chị em còn tự tìm phương pháp chữa trị tại nhà, chỉ đến khi bệnh trở nặng mới chịu tới cơ sở y tế để thăm khám phụ khoa và chữa trị. 

Việc này gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, đa phần các bệnh lý phụ khoa nếu không được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho quá trình chữa trị bệnh khó khăn và phức tạp hơn. Không những thế, vào giai đoạn nặng, các bệnh lý phụ khoa sẽ gây ra những ảnh hưởng không chỉ về mặt sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đời sống tình dục, mà còn ảnh hưởng đến cả chức năng sinh sản của nữ giới, khiến tỷ lệ chị em mắc chứng hiếm muộn tăng cao, thậm chí là vô sinh vĩnh viễn. Nhiều bệnh phụ khoa khi trở nặng có thể biến chứng thành một số bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,…

Chính vì vậy, thăm khám phụ khoa là việc làm vô cùng quan trọng mà chị em cần phải lưu tâm và đặt lên hàng đầu. Khám phụ khoa sẽ giúp chị em nắm rõ được tình trạng sức khỏe, chức năng sinh sản của bản thân, xem bản thân liệu có đang mắc phải căn bệnh phụ khoa nào không? Trường hợp có bệnh, việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa tìm ra bệnh sớm, qua đó có những phương pháp điều trị bệnh an toàn, kịp thời, phù hợp, mang lại được hiệu quả điều trị cao cho chị em phụ nữ.

Khi nào thì nữ giới nên đi khám phụ khoa

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chị em phụ nữ nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc 1 năm/1 lần. Tuy nhiên nếu chị em không có điều kiện đi khám phụ khoa định kỳ, thì khi cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục xuất hiện những biểu hiện khác lạ, chị em cần phải đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt, cụ thể:

  • Vùng kín của chị em tiết ra nhiều khí hư bất thường, có màu sắc lạ như màu trắng đục, vàng nhạt, vàng đậm, xanh lá hoặc nâu đen, cùng với mùi hôi khó chịu.

  • Âm đạo, âm hộ ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu, sưng tấy đỏ.

  • Chảy máu âm đạo bất thường mặc dù chưa tới kỳ kinh.

  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau rát thậm chí là chảy máu trong và sau khi có quan hệ tình dục.

  • Khó khăn trong tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu rát, dòng nước tiểu chảy ra yếu, nhiều trường hợp nước tiểu còn kèm máu lẫn mủ,…

  • Rối loạn kinh nguyệt: Rong kinh, vô kinh, chậm kinh kéo dài, nguyệt san (máu kinh) có màu đen, hôi, chứa nhiều cục máu đông,…

  • Vùng ngực xuất hiện nhiều nốt phát ban, các nốt chấm đỏ, nổi hạch cứng,…

  • Thường xuyên đau nhức vùng lưng, vùng eo, kèm theo một số triệu chứng như: Sốt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, hậu môn lồi ra,…

Ngoài ra, với chị em phụ nữ đến độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh nên thường xuyên đi thăm khám phụ khoa, bởi vì vào độ tuổi này, chức năng của buồng trứng đã có xu hướng suy giảm, chính vì vậy mà việc sản xuất các hormone nội tiết tố estrogen, progesterone của buồng trứng cũng giảm mạnh. Điều này sẽ khiến cho âm đạo của chị em phụ nữ bị khô, không tiết ra được nhiều dịch bôi trơn axit lactic – có tác dụng diệt vi khuẩn có hại, từ đây sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, tạp trùng, nấm, trùng roi,…, gây ra các bệnh phụ khoa.

Tư vấn bệnh phụ khoa miễn phí

Quy trình khám phụ khoa ở nữ giới

Quy trình khám phụ khoa sẽ bao gồm có rất nhiều các bước khám khác nhau, thông thường tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng thì quy trình khám phụ khoa cho nữ giới đều sẽ trải qua các bước rõ ràng, cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện đo lường các chỉ số trên cơ thể chị em như: Chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp.

Tiếp đó bác sĩ sẽ hỏi và yêu cầu chi em phụ nữ cung cấp một số thông tin như: Chị em đã lập gia đình hay chưa? Nếu đã có gia đình thì hiện đã có con hay chưa, có mấy con? Nếu chưa lập gia đình thì đã có quan hệ tình dục hay chưa? Mục đích chị em đi khám phụ khoa là gì? Gặp phải tình trạng bất thường nào ở cơ thể, ở vị trí nào của bộ phận sinh dục? Đã từng mắc phải căn bệnh nào chưa? Có thực hiện phá thai lần nào chưa? Chị em có bị ứng với thành phần thuốc nào không?,…

Cuối cùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám vùng ngực cho chị em, nhằm kiểm tra xem có dấu hiệu của khối u hay dấu hiệu của bệnh ung thư vú, bệnh lý nào ở vùng ngực hay không.

Bước 2: Thực hiện thăm khám bên ngoài bộ phận sinh dục

Với bước này, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám, quan sát, kiểm tra vùng âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, lỗ niệu đạo, tầng sinh môn,…, để xem có điều gì bất thường hay không. Có dấu hiệu của các khối u nang, mụn cóc, mụn nước, khí hư bất thường gì hay không.

Bước 3: Khám bên trong bộ phận sinh dục

Đây là bước thăm khám các bộ phận bên trong bộ phận sinh dục cho chị em như: Cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng,…

  • Với những chị em phụ nữ chưa có quan hệ tình dục, sẽ không thể thực hiện được bước thăm khám này, lúc này bác sĩ sẽ dùng tăm bông sạch lấy ít dịch nhầy ở mép âm đạo đi xét nghiệm, cùng với đó sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng cho chị em, nhằm xác định xem tử cung, cổ tử cung, buồng trứng có hiện tượng gì bất thường hay không.

  • Với chị em đã có quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ y khoa chuyên dụng nhìn như mỏ vịt đã được bôi trơn, đưa từ từ vào âm đạo và nhẹ nhàng tách khu vực này ra để kiểm tra, quan sát các vị trí bên trong, kiểm tra cổ tử cung xem có điều gì bất thường hay không. Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy dịch nhầy ở âm đạo và cổ tử cung của chị em đem đi xét nghiệm nhằm kiểm tra xem có dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín, hay có dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hay không. Cuối cùng, để thực hiện kiểm tra những bất thường ở tử cung, buồng trứng, vòi trứng của chị em, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò.

Bước 4: Khám vùng bụng

Đây là bước thăm khám sẽ giúp cho bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, quan sát được một số vấn đề như:

  • Vị trí, hình dạng, kích thước của tử cung có điều gì bất thường hay không.

  • Nếu tử cung có biểu hiện mở rộng thì đây thể là do chị em có các khối u xơ hoặc cũng có thể là do mang thai.

  • Nếu ống dẫn trứng có hiện tượng sưng, đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung.

  • Nếu buồng trứng của chị em có hiện tượng mở rộng có thể là dấu hiệu của các khối u, u nang tại buồng trứng.

Bước 5: Khám trực tràng

Ở bước khám này, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng 1 hoặc 2 ngón tay đeo găng tay đã được bôi trơn đưa vào âm đạo của chị em để kiểm tra các cơ nối giữa âm đạo và trực tràng, đồng thời kiểm tra xem có các khối u ở phía sau tử cung, sau âm đạo, hay bên trong trực tràng hay không.

Ngoài ra nếu trong quy trình thăm khám, phát hiện những bệnh lý nặng, tình trạng bệnh đang trong giai đoạn nặng, bác sĩ chuyên khoa phụ trách có thể sẽ yêu cầu chị em phụ nữ làm thêm một xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán chính xác bệnh như: Xét nghiệm HPV, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Pap smear,…

Sau khi có kết quả từ quá trình thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả có được, đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ, có đang mắc bệnh phụ khoa nào hay không? Tình trạng bệnh đang trong giai đoạn nào, nặng nhẹ ra sao? Ảnh hưởng của bệnh ra sao? Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị an toàn, phù hợp cho chị em phụ nữ tham khảo, sau đó để chị em quyết định xem có điều trị hay không.

Đăng ký gói khám phụ khoa ưu đãi

Một số lưu ý cho chị em phụ nữ trước khi đi thăm khám phụ khoa

Để quá trình thăm khám phụ khoa diễn ra suôn sẻ và mang lại được kết quả chính xác, trước khi đi khám phụ khoa chị em cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Cần lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín, chất lượng có đội ngũ bác sĩ giỏi, vững chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, cùng với hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế hiện đại, đảm bảo vô trùng.

  • Không đi khám phụ khoa trong các trường hợp như: Đang có kinh nguyệt, đang đặt thuốc chữa viêm âm đạo. Để đảm bảo có kết quả khám chuẩn xác, chị em nên đi khám sau khi đã hết kinh từ 3 ngày trở lên.

  • Nên kiêng quan hệ tình dục khoảng từ 1 – 2 ngày trước khi có ý định đi khám phụ khoa.

  • Trong khoảng 3 ngày trước khi đi khám phụ khoa tránh vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh và không thụt rửa sâu vào âm đạo. Nên vệ sinh vùng kín bằng nước trắng sạch trước khi đi khám phụ khoa.

  • Chị em nên mặc những trang phục rộng rãi tiện cho quá trình khám phụ khoa.

  • Cần phải trao đổi đầy đủ những thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân, những dấu hiệu bất thường mà cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục đang gặp phải. 

Trên đây là tất cả những thông tin được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ nhằm giải đáp khám phụ khoa là gì? Quy trình khám phụ khoa như thế nào? Cho các bạn đọc, hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu mọi người còn vấn đề gì thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám qua số hotline: 0379.544.317, miễn phí hoặc nhấn vào khung chat hiện ngay phía trên màn hình.

Bài viết nên xem: khám phụ khoa ở đâu tốt

Cập nhật lần cuối: 29-07-2022 09:21:34

Khám phụ khoa là gì? Quy trình khám phụ khoa như thế nào?
Đánh giá: 9.1 / 10 ( 59 lượt đánh giá )