Polyp hậu môn là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị

Lượt xem: 3265

Nằm trong danh sách các bệnh lý về hậu môn trực tràng, polyp hậu môn là căn bệnh mà có rất ít người biết đến. Chính vì không biết đến bệnh nên không kịp thời đi thăm khám, hậu quả là khiến bệnh tiến triển sang mức độ nặng, việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, mỗi người nên tự nâng cao hiểu biết về căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây.

Polyp hậu môn là gì?

Polyp hậu môn là hiện tượng xuất hiện các khối u lồi có hình tròn, đôi khi là hình elip có thể di chuyển được trong đường ruột và thường có cuống. Các khối này hình thành chủ yếu là do các niêm mạc hậu môn tăng sinh quá mức, không kiểm soát được.

Đây là một loại bệnh lý không hiếm gặp tại vùng hậu môn – trực tràng và gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây ra bệnh thường là do các dị tật bẩm sinh ở hậu môn, bị kiết lỵ, táo bón kéo dài, không chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Theo nghiên cứu, có 3 loại polyp hậu môn sau:

  • Polyp dạng viêm và lành tính (chiếm khoảng 80%)

  • Polyp dạng u tuyến

  • Polyp bạch huyết (chiếm khoảng 15%)

Phần lớn các trường hợp mắc phải bệnh polyp hậu môn lại không biết do không nắm rõ về biểu hiện, triệu chứng. Một số trường hợp khác lại nhầm lẫn biểu hiện của bệnh với một số bệnh lý khác ở hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, sa hậu môn trực tràng… nên chủ quan không đi thăm khám.

Bệnh polyp hậu môn tuy là căn bệnh lành tính nhưng nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ cực kỳ nguy hiểm, có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý khác và dễ hình thành nên ung thư đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân Polyp hậu môn

Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải bệnh polyp hậu môn tăng lên rất nhanh nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân khiến mình mắc bệnh. Theo các chuyên gia, polyp hậu môn là loại bệnh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là những nguyên nhân sau:

polyp hậu môn

Do di truyền

Một nghiên cứu cho biết, bệnh polyp hậu môn có khả năng di truyền khá cao, có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, nếu có ông, bà, cha mẹ mắc bệnh polyp hậu môn thì con, cháu sinh ra cũng dễ mắc phải bệnh.

Tất nhiên, loại bệnh này cũng không có sự phân biệt giới tính nên cả nam và nữ đều có thể gặp phải. Với những trường hợp bị polyp hậu môn do di truyền, khả năng biến chứng thành ung thư là rất cao.

Thói quen ăn uống không hợp lý

Những người có thói quen ăn uống không hợp lý, lành mạnh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều axit hoặc uống nhiều nước ngọt có gas, rượu, bia, cà phê… sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh polyp hậu môn cao hơn so với những người bình thường.

Nguyên nhân là do khi những loại đồ ăn, thức uống này đi vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa và đường ruột. Đồng thời, làm tổn thương đến chức năng của hậu môn, từ đó hình thành nên khối polyp bất thường.

Tổn thương bên ngoài hậu môn

Đối với trường hợp mắc bệnh áp xe hậu môn nếu không tiến hành chữa trị ngay, vi khuẩn dễ di chuyển vào khu vực hậu môn gây ra viêm nhiễm, lâu dần sẽ hình thành nên bệnh polyp hậu môn.

Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh polyp hậu môn thường gặp nhất.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân có tiền sử mắc một số bệnh lý hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, rò hậu môn nhưng chủ quan, không đi chữa trị dứt điểm… cũng dễ mắc phải loại bệnh này.

Các dị tật ở hậu môn

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh polyp hậu môn. Hậu môn bị nhỏ, cong hoặc hẹp sẽ khiến việc vệ sinh khu vực hậu môn gặp khó khăn, các chất thải khó được đào thải và rất dễ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn.

Tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây viêm nhiễm ở niêm mạc trực tràng, lâu dần hình thành nên nhiều khối polyp khác nhau. Bệnh nhân khi đó sẽ cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy rất khó chịu.

Bên cạnh đó, các chất thải khi tích tụ lại còn làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu khiến máu khó lưu thông đến tĩnh mạch, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu máu và hậu quả là khiến người bệnh bị polyp hậu môn.

Do vi khuẩn lao

Nếu bệnh nhân không may mắc phải bệnh lao thì vi khuẩn lao không chỉ xâm nhập vào đường hô hấp mà còn xâm nhập sang đường ruột, gây ra các bệnh lý ở khu vực này. Hậu quả là người đó dễ mắc phải rất nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh polyp hậu môn.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Có khá nhiều cặp đôi, đặc biệt là những người đồng tính có sở thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Tuy nhiên, hậu môn lại là cơ quan không tiết ra dịch, cũng không có khả năng co giãn để thực hiện giao hợp.

Do đó, khi có sự cọ xát sẽ làm tổn thương, xây xước khu vực hậu môn. Điều này sẽ khiến các tác nhân có hại nhanh chóng tấn công vào hậu môn và kích thích các khối polyp phát triển.

Táo bón kéo dài

Không chỉ bệnh trĩ và các bệnh lý ở hậu môn trực tràng khác, táo bón cũng là nguyên nhân gây ra bệnh polyp hậu môn thường gặp. Đối tượng có nguy cơ cao bị táo bón thường là những người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn ít chất xơ.

Khi bị táo bón, phân thường khô và cứng nên sẽ dễ gây ma sát khi đi qua hậu môn. Tình trạng này kéo dài không chỉ làm tổn thương, chảy máu hậu môn mà nó còn dễ tạo ra nhiều khối polyp với những kích thước to nhỏ khác nhau.

Do tắc tĩnh mạch

Bệnh polyp hậu môn cũng hình thành do các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, máu khó lưu thông được như bình thường. Đồng thời, việc vệ sinh cũng gặp nhiều khó khăn hơn và các mô dễ xâm lấn sang thành niêm mạc hậu môn, từ đó hình thành nên bệnh.

Ngoài ra, cũng còn nhiều nguyên nhân gây ra bệnh polyp hậu môn như do không vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách, các khối u ở ổ bụng, phụ nữ mang thai…

Dấu hiệu Polyp hậu môn

Các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh polyp hậu môn thường rất dễ để nhận biết. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, phần lớn bệnh nhân có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng, dấu hiệu sau:

  • Mỗi khi đại tiện thường thấy có máu kèm theo. Lượng máu ra rất ít, không nhiều, chỉ đến khi khối polyp phát triển với kích thước lớn, máu chảy ra nhiều hơn.

  • Một số trường hợp, trong phân của bệnh nhân có lẫn với chất nhầy lạ.

  • Trường hợp khối polyp phát triển với kích thước lớn, có cuống và nằm ở gần khu vực hậu môn sẽ khiến niêm mạc giãn ra, đặc biệt là khi bệnh nhân vận động, rặn đại tiện, chạy nhảy…

  • Một số trường hợp còn thấy có khối u trơn, mềm và dễ nhầm lẫn sang biểu hiện sa búi trĩ ở bệnh trĩ.

  • Có cảm giác buốt, đau nhức ở thành hậu môn mỗi khi cầu do các khối polyp to ra và có sự cọ sát với phân.

  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thêm các biểu hiện khác như thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tiêu chảy, đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ở dạng lỏng, khó chịu, chán ăn, trí nhớ suy giảm…

Lưu ý: Những biểu hiện trên của bệnh polyp hậu môn khá giống với một số bệnh lý khác ở hậu môn trực tràng, để biết chính xác thì bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám cụ thể tại những địa chỉ uy tín.

Tác hại Polyp hậu môn

Nhiều người cho rằng polyp hậu môn chỉ là một căn bệnh đơn giản và chủ quan không đi chữa trị khi mắc phải bệnh. Hậu quả là bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến rất nhiều tác hại cực kỳ nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng.

Dưới đây là những tác hại, biến chứng nguy hiểm của bệnh polyp hậu môn:

Sa trực tràng

Đối với các trường hợp có khối polyp nhỏ, hầu như không làm ảnh hưởng đến trực tràng. Nhưng với các trường hợp có khối polyp lớn, niêm mạc dễ bị giãn ra và có dấu hiệu sa xuống.

Bệnh nhân khi đi đại tiện thường phải dùng sức rặn mạnh lớp niêm mạc này căng quá mức, lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng sa trực tràng (thường gặp ở những trường hợp khối polyp có cuống ở trực tràng).

Viêm nhiễm hậu môn

Khối polyp khi sa ra ngoài sẽ dễ vỡ ra và tiết ra nhiều dịch nhầy, đây là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn tấn công vào hậu môn gây kích ứng, dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm khuẩn khu vực này. Thậm chí, dịch nhầy còn dễ chảy sang các khu vực lân cận và hình thành nên nhiều bệnh lý khác.

Các vấn đề về đường ruột

Đây cũng là một trong những tác hại nguy hiểm của bệnh polyp hậu môn. Trường hợp có quá nhiều polyp hoặc các khối polyp có kích thước lớn sẽ thu hẹp không gian trong ống hậu môn và làm cản trở quá trình bài tiết chất thải.

Hậu quả là bệnh nhân thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường ruột như táo bón, tắc ruột, viêm ruột, viêm đại tràng…

Ung thư trực tràng

Dù polyp hậu môn là một dạng bệnh lành tính nhưng không vì thế mà bệnh nhân chủ quan. Nếu không đi thăm khám, chữa trị sớm ngay khi bệnh còn ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân có khả năng cao phải đối mặt với bệnh ung thư trực tràng.

Đây là một loại ung thư chiếm tỷ lệ tử vong khá cao, do đó người bệnh nên chủ động đi thăm khám, chữa trị ngay khi mới có những biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Di truyền cho thế hệ sau

Polyp hậu môn là một căn bệnh có tính di truyền cao nên nếu bệnh nhân không kiên trì chữa trị dứt điểm thì rất dễ di truyền sang cho con cái sau này. Tất nhiên, khi con cái của những người mắc bệnh polyp hậu môn được sinh ra cũng rất dễ gặp phải bệnh lý này.

Ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống

Ngoài ra, khi mắc phải bệnh polyp hậu môn, người bệnh luôn cảm thấy lo sợ, mệt mỏi vì cảm giác ngứa ngáy, đau nhức ở hậu môn mỗi khi sinh hoạt, đi lại. Đồng thời, nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Cách chữa trị Polyp hậu môn

Để chữa trị bệnh polyp hậu môn hiệu quả, bác sĩ sẽ cần dựa vào mức độ, tình trạng bệnh bằng cách tiến hành kiểm tra, nội soi cụ thể. Sau đó, xây dựng phác đồ cũng như chỉ định bệnh nhân cách chữa phù hợp. Hiện nay, có hai cách chữa polyp hậu môn sau:

Điều trị nội khoa

Thông thường, với những trường hợp mới mắc bệnh polyp hậu môn, khối polyp còn nhỏ, các biểu hiện chưa có nhiều, thường thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Người bệnh khi đó sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm, chống viêm, cầm máu để điều trị tại nhà.

Cách chữa này thường được đánh giá là đơn giản, nhanh chóng nhưng bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng loại, đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác bởi rất dễ tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn.

Điều trị ngoại khoa

Hiện nay, y học phát triển và cách chữa polyp hậu môn được đánh giá là có hiệu quả, đem lại độ an toàn cao đó là kỹ thuật HCPT. Đây là một kỹ thuật hoàn toàn mới giúp hỗ trợ chữa trị bệnh polyp hậu môn nhờ vào việc sử dụng sóng cao tần dao động từ 70 – 80 độ C, sau đó làm đông, thắt nút các mạch máu và loại bỏ nhanh các khối polyp ở khu vực hậu môn mà không làm tổn thương, không gây đau đớn cho người bệnh.

Kỹ thuật HCPT luôn được đánh giá rất cao nhờ mang lại nhiều ưu điểm nổi bật sau:

  • Điều trị nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian.

  • Không đau đớn, ít chảy máu và hạn chế được các biến chứng.

  • Hiệu quả điều trị cao, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Để chữa trị bệnh polyp hậu môn mang lại hiệu quả, bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ, phòng khám chuyên khoa uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra và tiến hành điều trị.

Mong rằng bài viết này đã giúp mọi người nắm rõ hơn về bệnh polyp hậu môn, từ đó giúp chủ động hơn trong việc thăm khám. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì, các bạn có thể nhấp vào khung chat trực tuyến hoặc gọi tới số Hotline 0379.544.317 để được tư vấn cụ thể.

Cập nhật lần cuối: 18-02-2022 11:15:59

Polyp hậu môn là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị
Đánh giá: 9.6 / 10 ( 64 lượt đánh giá )