Bệnh trĩ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị hiệu quả

Lượt xem: 5863

Mặc dù chỉ là căn bệnh lành tính và không quá nguy hiểm nhưng bệnh trĩ lại có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống của nhiều người khi gặp phải. Thay vì đi thăm khám, chữa trị thì một số bệnh nhân lại cố gắng chấp nhận sống chung với bệnh, chỉ đến khi không thể chịu được các triệu chứng nghiêm trọng thì mới đi thăm khám. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ? Dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh trĩ như nào? Tác hại và cách chữa trị bệnh trĩ nào hiệu quả? Để nắm rõ hơn về loại bệnh này, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (tên gọi dân gian là lòi dom) là một bệnh lý xuất hiện khi các đám rối tĩnh mạch tại vùng hậu môn trực tràng căng giãn, phồng lên một cách bất ngờ. Bệnh có thể hình thành và phát triển ở bên trong trực tràng hoặc ở bên ngoài trực tràng.

Bệnh trĩ là gì?

Đây là một bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới. Một thống kê cho biết, bệnh chiếm đến hơn 50% trong tổng số dân số của nước ta. Bên cạnh đó, cũng có đến 50% người từ 50 tuổi trở lên gặp phải các triệu chứng của bệnh trĩ.

Các đối tượng thường dễ gặp phải bệnh trĩ có thể kể đến như:

  • Người thường xuyên rặn mạnh mỗi khi đi vệ sinh do mắc chứng táo bón kéo dài.

  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn ít rau xanh, ít chất xơ, uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều đạm, dầu mỡ, thực phẩm cay nóng…

  • Người thường xuyên đứng, ngồi lâu, ít vận động như lái xe, nhân viên văn phòng, thợ may…

  • Người mắc bệnh béo phì, thừa cân, bị tiêu chảy, các bệnh lý về đường tiêu hóa, phụ nữ mang thai…

Mọi đối tượng, mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh trĩ và gặp phải rất nhiều bất tiện, khó chịu trong cả công việc, cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu chủ quan và chữa trị muộn, căn bệnh này còn gây ra rất nhiều tác hại, biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm cho tính mạng.

Phân loại các loại bệnh trĩ

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh trĩ được chia thành 3 loại dựa vào vị trí phát triển của búi trĩ, cụ thể:

Phân loại bệnh trĩ

Trĩ nội

Trĩ nội (Internal Hemorrhoids) là hiện tượng các xoang tĩnh mạch ở trong đường lược căng phồng quá mức, từ đó hình thành nên búi trĩ nội và khiến cấu trúc mạch máu sưng tấy bất thường.

Do niêm mạc trực tràng không chứa dây thần kinh cảm giác nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu khi các biểu hiện của bệnh trĩ nội xuất hiện. Bên cạnh đó, bệnh cũng khá khó phát hiện nên phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã tiến triển sang mức độ 3 – 4, tức là khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại (External Hemorrhoids) cũng là một loại của bệnh trĩ, tuy nhiên thì các búi trĩ lại hình thành ở phía ngoài trực tràng, được bao phủ bởi lớp da hoặc niêm mạc ở hậu môn.

Vì búi trĩ ngoại có chứa dây thần kinh cảm giác nên sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn rất khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Búi trĩ ngoại thường có màu sẫm, dễ chảy máu và rất dễ quan sát bằng mắt thường.

So với trĩ nội, trĩ ngoại là loại bệnh thường gặp và khá phức tạp. Khi bệnh mới hình thành, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ngại ngần không đi khám, chữa và gặp phải nhiều tác hại nguy hiểm do bệnh gây ra.

Trĩ hỗn hợp

Ngoài 2 loại kể trên, cũng còn một loại nữa của bệnh trĩ đó là trĩ hỗn hợp (tên tiếng anh là Mixed Hemorrhoids). Đây là dạng bệnh trĩ có sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, nghĩa là vừa có búi trĩ ở trên, vừa có búi trĩ ở dưới đường lược.

Khi bệnh tiến triển sang các cấp độ nặng như độ 3, 4, búi trĩ hỗn hợp sẽ liên kết lại với nhau và khá khó để phân biệt. Khi đó, việc chữa trị dạng trĩ này khá phức tạp, mất nhiều thời gian hơn hẳn so với 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hay gặp

Theo các chuyên gia đã chia sẻ, bệnh trĩ có thể hình thành bất cứ khi nào khi áp lực vùng tĩnh mạch trực tràng – hậu môn tăng lên. Tình trạng này kéo dài sẽ gây sưng phồng, ứ máu và hình thành nên búi trĩ. Cụ thể hơn thì dưới đây là các nguyên nhân, yếu tố làm hình thành bệnh trĩ:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Chế độ ăn uống không hợp lý

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Như chúng ta đều biết, chất xơ là một chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, nó giúp hạn chế tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là giúp làm mềm phân, điều hòa hoạt động tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung chất xơ đều đặn hàng ngày sẽ giúp tránh được rất nhiều vấn đề có liên quan đến việc đại tiện.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn khó tiêu, đồ chiên rán sẽ rất dễ bị chứng táo bón “ghé thăm”. Tất nhiên, táo bón lại là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh trĩ.

Nguyên nhân là do khi bị táo bón phân sẽ trở nên khô, cứng hơn bình thường và khiến bệnh nhân thường xuyên phải phải rặn mạnh để đẩy phân ra khỏi hậu môn. Tình trạng này kéo dài không được cải thiện sẽ gây áp lực lên trực tràng – hậu môn, từ đó làm ảnh hưởng và gây ra bệnh trĩ.

Do táo bón

Nguyên nhân thứ 2 trong tổng số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do người bệnh mắc chứng táo bón kéo dài. Khi đó, họ phải dùng nhiều lực mỗi khi đi tiêu để tống phân ra ngoài khiến búi trĩ dễ hình thành. Điều này làm thành ruột thường xuyên co thắt, tạo áp lực lên các đám rối tĩnh mạch khiến khu vực này sưng phồng.

Bên cạnh đó, những người bị táo bón thường xuyên phải đi vệ sinh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh cũng dễ mắc phải bệnh trĩ. Một thống kê cho biết, có đến 80% các trường hợp mắc phải bệnh trĩ là do bắt nguồn từ chứng táo bón.

Quá trình mang thai

Khi mang thai hoặc sau khi sinh, phụ nữ cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ. Nguyên nhân là do khi mang thai, trọng lượng thai nhi đè vào vùng xương chậu, vùng trực tràng trong khoảng thời gian dài, đồng thời các mẹ bầu cũng ít đi lại, vận động mà chỉ ngồi ở một chỗ khiến áp lực ở hậu môn tăng lên.

Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, nữ giới bị căng thẳng, lo lắng cũng dễ gặp phải bệnh trĩ – căn bệnh phiền toái này.

Uống nhiều bia, rượu

Từ lâu, bia, rượu và các chất kích thích luôn là các loại đồ uống không hề tốt đối với sức khỏe. Không những vậy, khi những chất này đi vào cơ thể vừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa dễ gây ra nhiều bệnh lý, điển hình như bệnh trĩ.

Khi uống rượu, bia, lượng nước trong cơ thể sẽ dễ bị mất đi và gây nóng trong, hệ tiêu hóa khi đó cũng không hoạt động trơn tru được, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, lâu dần sẽ khiến bệnh nhân phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện… 

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ… thường có các biểu hiện như mót đại tiện, xuất hiện các cơn đau quặn ở bụng, đi đại tiện thường xuyên… sẽ làm suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng tĩnh mạch – hậu môn.

Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ thường gặp.

Do ít vận động

Một số người do có công việc đặc thù là phải ngồi lâu trong một chỗ, ít đi lại, vận động khiến vùng hậu môn – trực tràng phải chịu nhiều áp lực, máu khó lưu thông đều, dễ bị trì trệ và không hề tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng là nguyên nhân để bệnh trĩ xuất hiện.

Béo phì

Không chỉ phụ nữ mang thai, người già mà ngay cả những người mắc bệnh béo phì, thừa cân cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Phần lớn những người này đều có chỉ số BMI cao và chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn ít chất xơ, ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn chứa nhiều đạm… mà ra.

Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, không còn trơn tru như trước. Đặc biệt, hệ thống cơ trơn ở hậu môn cũng bị tác động và lâu dần tạo thành cấu trúc của búi trĩ.

Các thói quen xấu khi đại tiện

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh trĩ cũng bắt nguồn từ một số thói quen xấu mà bệnh nhân khi đi đại tiện thường làm như đi đại tiện quá lâu, nghịch điện thoại, xem phim, lướt web khi đi cầu, ngồi đại tiện không đúng tư thế, nhịn đi đại tiện…

Dấu hiệu bệnh trĩ hay bắt gặp

Dấu hiệu chung của bệnh trĩ

Các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh trĩ khá dễ để nhận biết, cụ thể như:

Chảy máu khi đại tiện

Đây là biểu hiện, triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của bệnh trĩ mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải. Các tổn thương ở mạch máu thường khiến máu chảy ra với số lượng ít hoặc nhiều tùy vào từng trường hợp bệnh nhẹ, nặng.

Thông thường, máu thường dính ở phân, giấy vệ sinh hoặc chảy nhỏ giọt sau mỗi lần bệnh nhân đi đại tiện. Với các trường hợp bệnh chuyển nặng, máu thường chảy thành từng tia lớn và chảy ra khi bệnh nhân ngồi xổm, vận động mạnh.

Tình trạng chảy máu kéo dài không được khắc phục còn khiến bệnh nhân bị thiếu máu dẫn tới chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu…

Sa búi trĩ

Sau biểu hiện đại tiện ra máu là hiện tượng xuất hiện búi trĩ ở trong hoặc ngoài đường lược. Búi trĩ ban đầu âm thầm phát triển ở khu vực hậu môn. Ở mức độ nhẹ của bệnh, búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi bệnh nhân đại tiện và có thể co lại vào bên trong.

Khi búi trĩ sa xuống, bệnh nhân vẫn có thể dùng tay để nhét búi trĩ vào bên trong được. Nhưng khi bệnh chuyển sang mức độ nghiêm trọng hơn, búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài và dùng tay cũng không thể làm búi trĩ chui vào bên trong được nữa.

Đau rát hậu môn

Búi trĩ khi được tạo thành sẽ khiến hệ thần kinh ở xung quanh khu vực hậu môn khá nhạy cảm. Khi bị kích thích, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, nhức nhối khó chịu ở khu vực này.

Đặc biệt, cơn đau diễn ra nghiêm trọng hơn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện, phải rặn mạnh hoặc khi bị táo bón, bị tiêu chảy. Nhiều trường hợp, cơn đau thường diễn ra trong khoảng vài giờ, nhưng cũng có trường hợp đau liên tục, đau kéo dài.

Ở một số trường hợp khác, khi phân khô cứng cọ xát vào búi trĩ, bệnh nhân còn có cảm giác nóng rát kèm đau nhức ở vùng da xung quanh hậu môn.

Các biểu hiện khác

Ngoài những biểu hiện kể trên, bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ còn gặp phải một số dấu hiệu khác như:

  • Vùng da ở xung quanh khu vực hậu môn nhăn nheo, sưng to, xuất hiện khối lạ đau, sưng ở hậu môn (thường là huyết khối tại búi trĩ).

  • Búi trĩ ở hậu môn sưng tấy bất thường, có màu đỏ.

  • Niêm mạc ống hậu môn tiết ra nhiều dịch nhầy gây ẩm ướt rất khó chịu, thậm chí là làm ướt quần lót.

  • Thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy tại khu vực hậu môn, bắt buộc người bệnh phải dùng tay gãi để giảm bớt cơn ngứa.

  • Nếu không chú ý vệ sinh đầy đủ khi chất nhầy tiết ra, khu vực hậu môn dễ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử.

  • Gặp phải nhiều khó khăn mỗi khi đi đại tiện, khi di chuyển hoặc khi ngồi, nằm.

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội

Đối với bệnh trĩ nội, bệnh thường phát triển theo 4 cấp độ chính, và ở mỗi cấp độ sẽ có các biểu hiện, triệu chứng riêng từ nhẹ đến nặng, cụ thể:

Trĩ nội cấp độ 1

Đây được coi là cấp độ đầu tiên và cũng là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội. Lúc này, búi trĩ nội chỉ mới hình thành và có dấu hiệu hơi phồng lên. Ban đầu, búi trĩ nằm ở đường lược và không bị sa ra ngoài nên tất nhiên bệnh nhân sẽ không phát hiện được.

Ngoài sự xuất hiện của búi trĩ lạ, bệnh nhân đôi khi có biểu hiện đại tiện ra máu nhưng không nhiều, không liên tục. Đồng thời, ở mức độ này hầu như chưa gây khó chịu nên nhiều bệnh nhân chủ quan không đi thăm khám.

Trĩ nội cấp độ 2

Khi cấp độ 1 của bệnh trĩ nội chuyển sang cấp độ 2, búi trĩ nội bắt đầu phát triển dần. Biểu hiện là mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện, búi trĩ dễ trượt theo phân và có hiện tượng sa ra ngoài, có thể tự co lại vào bên trong hậu môn.

Búi trĩ nội ở cấp độ này được miêu tả trông giống như một “cục thịt hồng”, có nhiều khoang rỗng chứa máu nên khi búi trĩ to ra, máu sẽ chảy nhiều hơn. Đồng thời, bệnh nhân còn có cảm giác đau rát, tại vùng hậu môn có dấu hiệu sưng phồng và đôi khi có chất dịch lạ đi kèm.

Trĩ nội cấp độ 3

Khi không chữa trị ngay khi bệnh trĩ nội ở cấp độ 2, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp độ 3. Ở cấp độ này, búi trĩ nội phát triển một cách nhanh chóng, có kích thước to bất thường. Lúc này, búi trĩ nội sa ra ngoài liên tục, thường xuyên và không thể tự co vào được.

Bệnh nhân nếu dùng tay thì có thể nhét búi trĩ nội vào bên trong. Tuy nhiên, nếu liên tục dùng tay nhét sẽ dễ gây viêm nhiễm, xây xước niêm mạc da ở hậu môn.

Lượng máu chảy ra mỗi khi bệnh nhân đại tiện ở cấp độ này ngày càng nghiêm trọng. Máu thường chảy thành từng tia lớn, đôi khi chảy theo kiểu nhỏ giọt mỗi khi bệnh nhân dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài.

Bên cạnh đó, cảm giác đau nhức, ẩm ướt ở vùng hậu môn diễn ra thường xuyên, dữ dội và gây ra rất nhiều phiền toái, bất tiện cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày.

Trĩ nội cấp độ 4

Khi bệnh trĩ nội chuyển sang cấp độ 4, đồng thời là cấp độ nặng nhất của bệnh thì các biểu hiện, triệu chứng xuất hiện hàng ngày khiến bệnh nhân luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, không thể học tập, làm việc.

Búi trĩ cấp độ 4 thường có kích thước rất lớn, sa hẳn ra bên ngoài hậu môn và dù người bệnh dùng tay thì cũng không thể nhét búi trĩ vào bên trong được nữa. Ngoài ra, búi trĩ nội khi cọ xát với phân còn dễ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử.

Ở cấp độ này của bệnh trĩ nội, hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài còn khiến bệnh nhân phải đối mặt với thiếu máu. Dịch tiết ra ở hậu môn khá nhiều và dễ dẫn đến viêm nhiễm. Bệnh nhân khi đó thường phải đối mặt với rất nhiều biến chứng, tác hại nghiêm trọng của bệnh.

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại

So với bệnh trĩ nội, các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại rất dễ để nhận biết. Đặc biệt, tùy vào kích thước của búi trĩ ngoại mà các biểu hiện cũng xuất hiện cụ thể, rõ ràng hơn. Các biểu hiện, triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại bao gồm:

  • Xuất hiện búi trĩ lạ ở bên ngoài hậu môn có thể nhận biết bằng mắt thường khi chạm vào. Bệnh nhân có cảm giác cộm cộm, vướng víu do sự xuất hiện của búi trĩ mỗi khi ngồi, đứng hoặc khi di chuyển.

  • Có cảm giác đau rát tại khu vực hậu môn, nơi có búi trĩ ngoại. Không những vậy, cơn đau còn xuất hiện nhiều mỗi khi phân đi qua cửa hậu môn.

  • Vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, cực kỳ khó chịu do khu vực này tiết ra nhiều dịch nhầy lạ. Chất dịch không chỉ làm ẩm ướt ở hậu môn mà còn khiến bệnh nhân cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt.

  • Bệnh nhân thường xuyên rặn mạnh khiến tình trạng bệnh trĩ ngoại trở nên phức tạp, nghiêm trọng hơn.

  • Do búi trĩ ngoại và phân có sự ma sát với nhau nên làm lớp niêm mạc cũng bị trầy xước, từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, máu chảy ra rất ít, có lẫn trong phân, chỉ đến khi bệnh chuyển nặng, lượng máu chảy ra nhiều hơn và chảy ra ngay khi bệnh nhân đi lại, ngồi xổm.

Bác sĩ tư vấn bệnh trĩ

Tác hại của bệnh trĩ

Nhiều người vẫn nghĩ rằng trĩ là căn bệnh lành tính, đôi khi chỉ hơi gây khó chịu chút thôi nên chủ quan, không đi chữa trị bệnh sớm. Theo các chuyên gia chia sẻ, trĩ mặc dù là căn bệnh lành tính nhưng nếu để lâu, không tiến hành chữa trị ngay thì bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng, tác hại nghiêm trọng cho bệnh nhân như:

Thiếu máu

Khi mắc phải bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đi đại tiện ra máu ở nhiều mức độ khác nhau như máu chảy nhỏ giọt, máu dính ở phân, máu chảy thành tia…, tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị thiếu máu.

Thiếu máu có thể khiến bệnh nhân bị mệt mỏi, suy nhược, đau tức ngực, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, thậm chí là nguy hiểm cho tính mạng.

Sa nghẹt búi trĩ

Thông thường, ở các trường hợp bệnh nhẹ, búi trĩ sa ra ngoài và tự co lại được. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài và dần dần không thể co lại vào trong được.

Hậu quả là làm co thắt hậu môn liên tục, thường xuyên khiến búi trĩ bị nghẹt sâu quá mức, dễ khiến quá trình tuần hoàn máu bị gián đoạn, lâu dần có thể dẫn đến hiện tượng phù nề.

Tắc mạch trĩ

Hiện tượng này thường xảy ra khi các mạch máu trong lòng búi trĩ bị chèn ép, hậu quả là vỡ ra và xuất hiện cục máu đông lạ, các cục máu này gây tắc nghẽn các mạch máu của búi trĩ. Tắc mạch trĩ nếu không điều trị kịp thời còn dễ gây ra các cơn đau dữ dội tại khu vực hậu môn, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiễm trùng búi trĩ.

Hoại tử búi trĩ

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bệnh nhân khi mắc phải bệnh trĩ mà không đi chữa trị kịp thời, búi trĩ có thể lây lan sang các khu vực lân cận, lâu dần sẽ dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng hậu môn, sa búi trĩ, tắc mạch trĩ, cuối cùng là dẫn đến hoại tử.

Nhiễm khuẩn búi trĩ

Đây là hiện tượng viêm nhiễm tại búi trĩ dẫn đến các biểu hiện như đau rát, ngứa ngáy, rỉ nhiều dịch nhầy cho bệnh nhân. Nếu tiến hành thăm khám, nội soi sẽ thấy vùng hậu môn có búi trĩ có hiện tượng sưng tấy, phù nề, đỏ rực, đôi khi có dấu hiệu viêm loét.

Nhiễm khuẩn búi trĩ nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời còn dễ gây ra nhiễm khuẩn huyết, một trong những tác hại cực kỳ nguy hiểm thường gặp của bệnh trĩ.

Viêm nhiễm phụ khoa

Đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ là nữ giới, do cấu tạo bộ phận sinh dục nằm gần với hậu môn nên nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận sẽ dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ… làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.

Rối loạn chức năng co thắt hậu môn

Trong các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, không thể kể đến biến chứng rối loạn chức năng co thắt hậu môn. Đây là hiện tượng xảy ra khi các cơ ở hậu môn suy yếu, không còn đàn hồi như trước. Hậu quả là khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được việc tiểu tiện, đại tiện, không tự chủ được việc xì hơi, phân rò rỉ ra ngoài…

Các biến chứng khác

Ngoài ra, bệnh trĩ còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác như áp xe búi trĩ, gây ra các bệnh da liễu, làm suy giảm ham muốn tình dục, ung thư trực tràng – hậu môn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người bệnh…

Các phương pháp hay cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

Trước khi điều trị bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán cụ thể để nắm rõ mức độ nhẹ - nặng của bệnh, sau đó mới đưa ra cách chữa phù hợp cho bệnh nhân. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ tương ứng với các cách chữa cụ thể. Hiện tại, có một số cách chữa bệnh trĩ phổ biến dành cho bệnh nhân như:

Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây

Với các trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, búi trĩ mới xuất hiện, búi trĩ có kích thước nhỏ, thường bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc ở dạng bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc mỡ để bệnh nhân tự điều trị tại nhà.

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau, thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch, thuốc có tác dụng co mạch… có tác dụng cải thiện các biểu hiện, triệu chứng của bệnh.

Trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa bởi các thành phần của thuốc có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ như dị ứng, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, hại dạ dày… và tránh lạm dụng.

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng, ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tình trạng nhờn thuốc, việc chữa trị không còn hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ bằng thủ thuật

Trong một số trường hợp, búi trĩ có kích thước lớn, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bệnh bằng thủ thuật. Phần lớn những thủ thuật này có cách thực hiện đơn giản, nhanh chóng, bệnh nhân không cần nằm viện so với các phương pháp điều trị bệnh trĩ khác.

Có thể kể đến một số thủ thuật điều trị bệnh trĩ như:

  • Thắt dây cao su: Thủ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng dây cao su hoặc dây chun buộc chặt gốc búi trĩ, không cho máu nuôi dưỡng đến búi trĩ. Lâu dần, búi trĩ sẽ teo đi và rụng xuống.

  • Chích xơ búi trĩ: Tiêm trực tiếp một loại thuốc đặc biệt vào vùng tĩnh mạch trực tràng nhằm xơ hóa, từ đó làm giảm lượng máu đến nuôi dưỡng và búi trĩ vì thế cũng tự co lại, sau đó chết đi vì không được cung cấp dinh dưỡng.

  • Quang đông hồng ngoại: Đây là phương pháp sử dụng sức nóng để làm đông các mô búi trĩ, hình thành nên sẹo xơ khiến búi trĩ nhanh bị teo đi.

Chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật

Khi bệnh trĩ chuyển sang cấp độ nặng nhất, dễ dẫn đến biến chứng, phẫu thuật là cách điều trị duy nhất giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ cho bệnh nhân. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ được áp dụng rộng rãi tại các địa chỉ y tế tin cậy đó là:

  • Phương pháp HCPT: Phương pháp này chủ yếu sử dụng dòng điện cao tần và ứng dụng công nghệ hiện đại nên không hề gây đau đớn, chảy máu cho bệnh nhân. Đồng thời, phương pháp này còn giúp hạn chế được các biến chứng, không làm tổn thương, ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh trong và sau khi điều trị.

  • Phương pháp PPH: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại và các dụng cụ y tế chuyên dụng để cắt một phần niêm mạc ở phía trên đường lược, từ đó giúp loại bỏ búi trĩ một cách nhanh chóng, dứt điểm.

Lưu ý: Các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ như PPH, HCPT đều là phương pháp hiện đại nên cần được thực hiện tại những địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân cần chú ý lựa chọn địa chỉ chữa trị bệnh đảm bảo uy tín.

Đăng ký gói khám chữa trĩ ưu đãi

Như vậy, bài viết này đã tổng hợp lại nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị như thế nào. Nếu còn thắc mắc hay muốn đặt lịch khám trước, các bạn hãy nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm:

Phòng khám trĩ uy tín tại Hà Nội

- Chi phí cắt trĩ có đắt không?

Cập nhật lần cuối: 03-07-2024 14:19:46

Bệnh trĩ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị hiệu quả
Đánh giá: 9.7 / 10 ( 51 lượt đánh giá )