Đại tiện ra máu tươi là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị

Lượt xem: 4195

Khi gặp phải hiện tượng đại tiện ra máu, rất nhiều người lo sợ, băn khoăn không biết lý do tại sao. Thực tế, đây là dấu hiệu bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, kể cả là từ các bệnh lý. Do đó, khi gặp phải, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ chi tiết về đại tiện ra máu hay đại tiện ra máu tươi là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Đại tiện ra máu là gì?

Đại tiện ra máu hay đại tiện ra máu tươi là hiện tượng xuất hiện máu mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện. Máu có thể dính ở phân, giấy vệ sinh và có màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc đen tùy vào từng nguyên nhân.

Ngoài biểu hiện đi ngoài ra máu, người bệnh còn có thêm một số triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn… Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể không có biểu hiện gì nên rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng nóng trong.

Đối với những trường hợp đại tiện ra máu do nóng trong, bệnh nhân cần chú ý điều chỉnh, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình sao cho lành mạnh, phù hợp bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, làm việc hợp lý.

Còn đối với các trường hợp đại tiện kéo dài, liên tục, đồng thời có kèm theo những triệu chứng bất thường và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe thì cần chủ động đi thăm khám để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Đại tiện ra máu tươi

Nguyên nhân và dấu hiệu của hiện tượng đại tiện ra máu

Khi gặp phải hiện tượng đại tiện ra máu, bệnh nhân không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Theo các chuyên gia, đại tiện ra máu phần lớn là nguyên nhân của các bệnh lý ở trong cơ thể và có những dấu hiệu cụ thể sau:

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa (tên gọi khác là chảy máu tiêu hóa) là dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa, theo đó máu sẽ chảy trực tiếp vào ống tiêu hóa với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa như dạ dày, ruột già, ruột non, đại tràng, hậu môn, trực tràng, thực quản.

Tùy vào vị trí xuất huyết tiêu hóa, người ta phân chia thành 2 dạng chính sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Là tình trạng chảy máu nằm ở vị trí thực quản đến phần đầu của ruột non. Nguyên nhân là do lượng máu tụ lại và chảy thường xuyên, nhiều lần trong thời gian dài khiến phân thay đổi màu.

  • Xuất huyết tiêu hóa dưới: Thường là tình trạng chảy máu từ khu vực tá tràng rồi đến ruột già, hậu môn. Bệnh thường gặp nhiều ở những người trên 50 tuổi.

Bệnh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau, chủ yếu là do tăng áp lực từ các tĩnh mạch cửa, viêm loét đại trực tràng, viêm ruột xuất huyết hoại tử, do bệnh crohn, tình trạng thương hàn, viêm loét dạ dày hành tá tràng…

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa có thể khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nhận biết được một số dấu hiệu, biểu hiện điển hình của bệnh như sau:

  • Đại tiện ra máu, máu thường có màu đỏ tươi hoặc phân có mùi tanh, thường có màu đen hắc.

  • Thường xuyên, liên tục có biểu hiện chảy máu từ trực tràng, đặc biệt là mỗi khi đi đại tiện.

  • Bị nôn ra máu ít hoặc nhiều tùy vào vị trí chảy máu tiêu hóa. Một số trường hợp máu có màu hồng hoặc đỏ sẫm có lẫn dịch tiêu hóa, đôi khi máu có màu nâu sẫm.

  • Tính chất của máu thường là máu tươi, đôi khi có cục bằng hạt ngô, hạt lạc, nhưng đôi khi cũng là các gợn có màu đen có lẫn trong dịch nhầy, thức ăn.

  • Bệnh nhân khi liên tục đi ngoài ra máu sẽ dễ bị thiếu máu kèm theo các biểu hiện như người xanh xao, chóng mặt, khó thở, hoa mắt, tụt huyết áp, ngất xỉu… và cần được cấp cứu kịp thời.

  • Tình trạng thiếu máu nặng (mất đến 20% thể tích máu) còn khiến bệnh nhân bị sốc với các triệu chứng điển hình là: Mạch đập nhanh, da tím tái, huyết áp giảm, người lạnh…

  • Đặc biệt, một số trường hợp bị thiếu máu nghiêm trọng còn bị thiếu máu não dẫn đến nhũn não, người bị tim mạch còn dễ gặp phải biến chứng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, bởi nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số biến chứng như đột quỵ, sốc do bị thiếu máu, khó thở, co giật, tổn thương dạ dày, thậm chí là tử vong.

Bệnh trĩ

Đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến và cũng là căn bệnh điển hình có biểu hiện đại tiện ra máu hay đại tiện ra máu tươi. Bệnh hình thành do sự căng giãn, phình to quá mức của đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn.

Tùy vào từng trường hợp, các búi trĩ có thể nằm ở ngoài rìa hậu môn ở ngay ở trong trực tràng. Phần lớn các trường hợp, các búi trĩ nằm ở bên trong trực tràng thường không gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

Mọi lứa tuổi đều dễ mắc phải bệnh trĩ, đặc biệt là những người mắc bệnh béo phì, thừa cân, người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ngồi nhiều, ít vận động, ăn nhiều thức ăn cay nóng, bị táo bón kinh niên… thường có nguy cơ cao gặp phải bệnh.

Khi mắc bệnh trĩ, ngoài biểu hiện đại tiện ra máu, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như:

  • Có cảm giác ngứa ngáy, tiết dịch nhầy ở khu vực hậu môn.

  • Khu vực hậu môn có biểu hiện đau rát, đau ít hay nhiều tùy vào mức độ, tình trạng bệnh.

  • Vùng da xung quanh hậu môn sưng tấy khó chịu.

  • Búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn, dễ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử búi trĩ.

  • Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đau bụng…

Thông thường, các trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị tại nhà, đồng thời sử dụng thêm thuốc theo đúng đơn của bác sĩ. Còn với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, nếu không điều trị ngay, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn, tắc mạch trĩ, hoại tử búi trĩ, thiếu máu mãn tính.

Nứt kẽ hậu môn

Hiện tượng đại tiện ra máu cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nứt kẽ hậu môn. Đây là căn bệnh xảy ra khi các mô lót ở trực tràng, hậu môn hoặc ruột kết bị rách, dẫn đến đau đớn, khó chịu kèm theo chảy máu.

Bệnh nứt kẽ hậu môn hình thành từ một số nguyên nhân như táo bón kinh niên, kéo dài, do phân cứng, bệnh crohn, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bệnh cũng bắt nguồn từ các bệnh lý như viêm màng tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm trực tràng…

Phần lớn người bệnh đều nhầm lẫn giữa bệnh nứt kẽ hậu môn với bệnh trĩ do cả hai bệnh lý này đều có hiện tượng đại tiện ra máu. Tuy nhiên, người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng, biểu hiện điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn như:

  • Xuất hiện nhiều vết rách, nứt có độ ngắn, dài khác nhau ở vùng da hậu môn. Thường thì kích thước thường thấy của các vết nứt là từ 0,5 – 1cm.

  • Nếu không xử lý kịp thời, đúng cách, các vết nứt dễ dẫn đến viêm loét.

  • Có cảm giác đau nhức, nặng ở khu vực hậu môn, cơn đau tăng lên mỗi khi đi đại tiện, làm việc nặng nhọc. Đôi khi cơn đau hết sau khoảng vài phút, sau đó lại đau nhức dữ dội, nghiêm trọng rồi hết đi.

  • Chảy máu tươi mỗi khi đi vệ sinh, lượng máu chảy ra ít và thường dính ở phân, giấy vệ sinh hoặc chảy nhỏ giọt tùy vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

  • Khu vực hậu môn tiết ra nhiều dịch nhầy kèm cảm giác nóng rát, ngứa ngáy.

  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, ăn uống không ngon miệng, tâm lý bất an…

Nếu không tiến hành chữa trị sớm, bệnh nhân mắc bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi mỗi khi đi đại tiện. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn dễ biến chứng thành rò hậu môn, áp xe hậu môn, nhiễm trùng, hoại tử hậu môn, thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng xuất hiện các túi nhỏ ở ruột già bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Tình trạng viêm có thể ở dạng viêm nhẹ hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh gặp nhiều ở những người trên 60 tuổi.

Khi một số vị trí của thành đại tràng yếu đi sẽ dẫn đến sưng viêm, từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng. Một số trường hợp bệnh chuyển sang mức độ nặng, bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng, tác hại nghiêm trọng như thủng ruột, áp xe, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa dữ dội… cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh xảy ra do thức ăn di chuyển chậm qua khu vực đại tràng, lâu dần sẽ bị tắc nghẽn và tạo áp lực lên thành đại tràng. Đây là nguyên nhân điển hình gây ra bệnh viêm túi thừa.

Các biểu hiện, triệu chứng điển hình của bệnh viêm túi thừa bao gồm:

  • Thói quen đi cầu thay đổi, thường bị táo bón, tiêu chảy, phân ở dạng lỏng.

  • Xuất hiện các cơn đau kéo dài ở vùng bụng dưới, đặc biệt là phần bụng bên trái rất khó chịu.

  • Đại tiện ra máu, phân có lẫn máu.

  • Có cảm giác đầy bụng, chướng hơi, ăn uống không ngon miệng.

  • Có cảm giác rét run, ớn lạnh, sốt, đôi khi là sốt cao.

  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn.

Viêm loét đại trực tràng

Đây thực chất là tình trạng viêm loét mãn tính xảy ra ở cả trực tràng và đại tràng. Bệnh ban đầu chỉ tổn thương ở trực tràng, nếu kéo dài không được hỗ trợ điều trị sẽ lan sang cả đại tràng, thậm chí là lan đến phần cuối của ruột non.

Cả nam giới và nữ giới đều dễ mắc phải bệnh viêm loét đại trực tràng, tuy nhiên gặp nhiều ở những người từ 15 – 30 tuổi và những người từ 60 – 70 tuổi.

Tùy vào từng trường hợp, người ta chia bệnh thành nhiều dạng khác nhau sau:

  • Viêm loét đại tràng trái

  • Viêm loét trực tràng

  • Viêm loét đại tràng phải

  • Viêm loét đại tràng toàn bộ

  • Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma

Các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh viêm loét đại trực tràng khá đa dạng, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể thì các biểu hiện của bệnh lý này bao gồm:

  • Trường hợp bệnh nhẹ (chiếm khoảng 60): Số lần đi cầu thường dưới 4 lần/ngày, có biểu hiện đi ngoài mót rặn, có hoặc không có máu trong phân.

  • Trường hợp bệnh nặng (chiếm khoảng 25%): Bệnh nhân đi cầu dưới 6 lần/ngày, có biểu hiện đại tiện ra máu, người mệt mỏi, dễ bị thiếu máu, đau bụng vừa, bị sốt từ 38 – 39 độ.

  • Trường hợp nghiêm trọng (chiếm khoảng 15%): Lần này, bệnh nhân đi đại tiện nhiều hơn 6 lần trong ngày, có biểu hiện mót rặn, sốt cao, huyết áp giảm, tim đập nhanh, người suy nhược, thiếu máu.

  • Trường hợp cực kỳ nghiêm trọng (chiếm 10%): Bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần, nhiều hơn 10 lần/ngày, máu chảy ra liên tục, nhiều lần và cần được truyền máu, giãn đại tràng, đau bụng, nhiễm độc đại tràng, chướng bụng.

Tình trạng viêm loét đại trực tràng kéo dài, không xử lý ngay sẽ dễ lan rộng ra lớp niêm mạc, gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như phình đại tràng, xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, thậm chí là gây ung thư đại tràng.

Bác sĩ Lân tư vấn đại tiện ra máu

Polyp đại tràng

Là một dạng tổn thương trông giống các khối u nằm ở trên niêm mạc đại tràng. Những đối tượng dễ mắc bệnh thường là người bị béo phì, thừa cân, người thường xuyên uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích và người trên 50 tuổi.

Có 2 dạng polyp đại tràng thường gặp sau:

  • Polyp tân sinh: Dạng này thường chiếm đến 2/3 các trường hợp mắc bệnh, bao gồm các loại răng cưa và polyp tuyến. Trường hợp polyp càng lớn, nguy cơ biến chứng thành ung thư càng cao.

  • Polyp không tân sinh: Thực chất là polyp tăng sản, polyp loạn sản và polyp viêm, chúng có kích thước nhỏ (dưới 5mm) và không có khả năng biến chứng thành ung thư.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh polyp đại tràng là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, phù hợp, ăn uống không sạch sẽ, ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, các loại thực phẩm tái, chưa chín kỹ…

Đối với trường hợp khối polyp có kích thước nhỏ, hầu như các biểu hiện chưa rõ ràng, cụ thể và bệnh nhân cũng ít phát hiện ra bệnh. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi đi thăm khám, nội soi đại tràng.

Khi mắc phải bệnh polyp đại tràng, bệnh nhân thường có những triệu chứng, biểu hiện điển hình như:

  • Chảy máu ở trực tràng, đại tiện ra máu tươi thường xuyên. Một số bệnh nhân nhầm lẫn biểu hiện này với bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, táo bón…

  • Thói quen đại tiện thay đổi, bị tiêu chảy, táo bón nhiều lần, thường kéo dài trên 1 tuần.

  • Máu chảy ra thường có màu đỏ tươi, đôi khi có lẫn màu nâu, đen ở phân.

  • Xuất hiện các cơn co thắt ở bụng kèm nôn.

  • Hiện tượng chảy máu kéo dài khiến bệnh nhân dễ bị thiếu máu mãn tính kèm theo các biểu hiện như chán ăn, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, xanh xao, khó thở…

Tùy vào tính chất, kích thích… của khối polyp mà khả năng tiến triển thành ung thư có thể thấp hoặc cao. Tuy nhiên, với những trường hợp khối polyp có kích thước lớn, nguy cơ tiến triển thành ung rất cao. Do đó, khi phát hiện cần đi thăm khám, chữa trị ngay.

Viêm trực tràng

Viêm trực tràng thực chất là hiện tượng xuất hiện viêm loét, tổn thương ở quanh niêm mạc của trực tràng. Bệnh có rất nhiều biểu hiện, triệu chứng khác nhau và có thể dẫn đến xung huyết.

Loại bệnh này được chia thành 2 dạng chính:

  • Viêm trực tràng cấp tính: Giai đoạn đầu, bệnh chỉ xuất hiện tổn thương và chưa có dấu hiệu nghiêm trọng, chưa ăn sâu vào thành ruột.

  • Viêm trực tràng mãn tính: Ở giai đoạn này, các tổn thương đã ăn sâu vào lớp biểu mô, đồng thời lan ngược lên phần niêm mạc đại tràng.

Phần lớn bệnh viêm trực tràng xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học, ví dụ như ăn đồ ăn sống, đồ tanh, thực phẩm chưa chín kỹ, uống nhiều bia rượu. Hoặc bệnh cũng bắt nguồn từ một số bệnh lý như bệnh viêm loét đại tràng, bệnh crohn, tình trạng nhiễm trùng do virus, nấm, vi khuẩn gây ra.

Bệnh nhân cần đi thăm khám ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ là của bệnh viêm trực tràng như:

  • Đại tiện ra máu, có lẫn máu trong phân. Trường hợp bệnh nhẹ, trong phân có lẫn lớp màng máu. Còn trường hợp bệnh nặng, trong phân có kèm các vệt máu đậm.

  • Có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy đi kèm nóng rát ở khu vực hậu môn.

  • Xuất hiện cơn đau dai dẳng ở bụng. Cơn đau tăng lên mỗi khi bệnh nhân bị tiêu chảy, giảm dần sau khi bệnh nhân đi tiêu.

  • Liên tục gặp phải tình trạng khó tiêu, chướng bụng.

  • Bị tiêu chảy liên tục, thường xuyên trong thời gian dài và không có biểu hiện thuyên giảm. Thậm chí, các trường hợp bệnh nặng còn bị đi ngoài từ 20 – 30 lần.

  • Phân thường lẫn nhiều nước, rời rạc và không theo khuôn. Đôi khi, người bệnh còn thấy phân có lẫn mủ, dịch nhầy và máu.

  • Cơ thể mỏi mệt, luôn cảm thấy khó chịu, sụt cân nhanh, ăn uống không ngon miệng, đau mỗi khi đi đại tiện.

Theo nhiều nghiên cứu, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm trực tràng là ung thư. Ngoài ra, nếu không tiến hành chữa trị ngay, tình trạng viêm còn lan ngược sang các cơ quan nội tạng gây viêm loét, tổn thương, thậm chí là làm thủng trực tràng.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng (Colorectal cancer) là loại ung thư xuất phát từ sự phát triển mất kiểm soát, bất thường của tế bào ở trực tràng và đại tràng. Căn bệnh này thường khởi phát từ ruột già, nơi cuối cùng của ống tiêu hóa.

Theo thống kê, ung thư đại trực tràng là căn bệnh được xếp vào danh sách những bệnh lý ác tính ở đường tiêu hóa, xếp thứ 3 về tỷ lệ người mắc phải và xếp thứ 4 về tỷ lệ tử vong.

Phần lớn các trường hợp ung thư đại trực tràng hình thành do các polyp ở niêm mạc bên trong trực tràng, đại tràng phát triển quá mức. Tuy nhiên, một số polyp có thể biến chứng thành ung thư trong nhiều năm.

Có 5 loại ung thư đại trực tràng thường gặp đó là ung thư biểu mô tuyến, u lympho, khối u carcinoid, ung thư mô liên kết (Sarcoma) và các khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST).

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện, do đó ít bệnh nhân phát hiện được mình mắc bệnh. Thông thường, bệnh nhân vẫn có thể nhận biết được bệnh qua các triệu chứng sau:

  • Đại tiện ra máu, trong phân có lẫn máu, đôi khi phân có màu đen.

  • Thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, phân ở dạng dẹt bất thường.

  • Bị đau quặn ở bụng kèm cảm giác đầy hơi, chướng bụng liên tục.

  • Có cảm giác buồn đi cầu, đi ngoài không hết.

  • Bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài liên tục trong ngày.

  • Người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, giảm cân nhanh, chán ăn, suy nhược.

Theo đúng với tên gọi, khối u ở đại trực tràng có thể làm tắc ruột, thủng ruột, thậm chí là xâm lấn sang các bộ phận, cơ quan lân cận và làm rối loạn chức năng, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đại tiện ra máu còn là dấu hiệu tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng khác đối với sức khỏe. Chính vì vậy, khi thấy bất kỳ một số dấu hiệu bất thường nào thì bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, điều trị.

Tác hại của đại tiện ra máu

Theo chia sẻ của các chuyên gia, đại tiện ra máu là một dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng, tác hại nguy hiểm sau:

Ảnh hưởng tới cuộc sống

Khi bị đại tiện ra máu, bệnh nhân luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi, lo lắng và gặp phải không ít khó khăn mỗi khi đi vệ sinh. Từ đó vừa làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, vừa làm giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, biểu hiện này còn khiến bệnh nhân cảm thấy ngại ngần, không còn tự tin trong chuyện ấy, lâu dần làm suy giảm chất lượng cuộc yêu và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Gây thiếu máu

Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài, thường xuyên mà không tiến hành điều trị kịp thời, dứt điểm có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu mãn tính và kèm theo các biểu hiện như tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu, choáng váng, xa xanh xao, mệt mỏi…

Còn với các trường hợp thiếu máu nặng, bệnh nhân dễ bị khó thở, chân tay lạnh, rối loạn ý thức, sốc phản vệ, mạch đập nhanh, ngất xỉu… cực kỳ nguy hiểm đối với tính mạng.

Biến chứng thành ung thư

Phần lớn đại tiện ra máu là dấu hiệu của các bệnh lý về hậu môn, đại trực tràng nên nếu người bệnh không chủ động đi thăm khám, chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành ung thư, từ đó gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Gây viêm nhiễm

Các trường hợp đại tiện ra máu thường khiến khu vực hậu môn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu. Chính đó lại là điều kiện lý tưởng cho các nhân có hại tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn hậu môn.

Lưu ý: Ngay khi có những biểu hiện đại tiện ra máu, bệnh nhân nên chủ động tới cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được thăm khám, tư vấn cách chữa phù hợp.

Cách chữa trị đại tiện ra máu

Để biết chính xác cách chữa trị đại tiện ra máu phù hợp, bệnh nhân cần đi thăm khám. Qua thăm khám, kiểm tra, dựa vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách chữa cụ thể cho bệnh nhân. Hiện nay, có 2 cách chữa đại tiện ra máu phổ biến sau:

Điều trị đại tiện ra máu bằng nội khoa

Đối với các trường hợp đại tiện ra máu ở mức độ nhẹ, chưa chuyển sang mức độ nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc thường có dạng bôi, đặt, uống có tác dụng cầm máu, kháng viêm, chống sưng và làm giảm đi những triệu chứng, biểu hiện khó chịu.

Để đạt hiệu quả cao, người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc hoặc bỏ dở khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Điều trị đại tiện ra máu bằng ngoại khoa

Với những trường hợp đại tiện ra máu ở mức độ nặng hơn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa hiện đại như phương pháp HCPT, phương pháp PPH… Đây đều là những phương pháp chữa trị an toàn, có hiệu quả cao được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Phần lớn các phương pháp như PPH, HCPT đều có những ưu điểm nổi bật như:

  • Độ hiệu quả cao nhờ kỹ thuật hiện đại.

  • An toàn, không gây biến chứng, không đau đớn.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, không để sẹo.

  • Quá trình hồi phục diễn ra nhanh.

Đăng ký gói khám bệnh hậu môn ưu đãi

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ đầy đủ về những thắc mắc băn về hiện tượng đại tiện ra máu là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị, hy vọng các bạn bớt lo lắng băn khoăn. Nếu còn thắc mắc gì, mời các bạn cùng liên hệ với các chuyên gia qua số hotline 0379.544.317 để được giải đáp, tư vấn thêm.

Xem thêm: phòng khám bệnh trĩ

Cập nhật lần cuối: 11-03-2022 13:52:36

Đại tiện ra máu tươi là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị
Đánh giá: 9.1 / 10 ( 38 lượt đánh giá )