Nứt kẽ hậu môn là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị

Lượt xem: 3568

Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh về hậu môn trực tràng không hiếm gặp. Nếu không tiến hành chữa trị ngay, bệnh còn gây ra nhiều tác hại, biến chứng nguy hiểm khó có thể lường trước được. Vậy bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị như thế nào? Để nắm rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn (Anal Fissure) là hiện tượng xuất hiện nhiều vết rách, nứt tại lớp da ở ống hậu môn. Bệnh nhân khi mắc phải bệnh thường gặp phải nhiều cơn đau đớn, thậm chí là chảy máu mỗi lần đi đại tiện.

Tùy vào mức độ, tình trạng của bệnh nứt kẽ hậu môn mà sẽ có những vết nứt khác nhau. Bệnh rất dễ để nhận biết bằng mắt thường, đặc biệt là dễ tái phát và kéo dài dai dẳng, liên tục làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân.

nứt kẽ hậu môn

Theo nhiều nghiên cứu, nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi khác nhau. Từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người già đều có nguy cơ mắc phải bệnh. Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh có thể kể đến như là:

  • Người từng thực hiện các phẫu thuật ở khu vực hậu môn.

  • Người có chế độ ăn uống không hợp lý, uống ít nước, ăn ít chất xơ.

  • Người trong độ tuổi từ 15 – 40.

  • Người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh Crohn.

  • Người quan hệ tình dục qua đường hậu môn, thường là những người có quan hệ đồng giới.

  • Người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, tiêu chảy, táo bón, thường xuyên phải rặn khi đi vệ sinh.

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường phát triển qua 2 cấp độ sau:

  • Nứt kẽ hậu môn cấp tính: Đây là trường hợp có các vết nứt dưới 6 tuần và có các đặc điểm như là vết nứt nhỏ, có hình tam giác hoặc hình bầu dục, ở dạng nông, có hiện tượng sưng nề và có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.

  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Nếu không tiến hành chữa trị dứt điểm, bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và có kèm các dấu hiệu như: Các vết loét có bờ dày, nắn chắc, ăn sâu và rộng hơn, có hiện tượng sưng tấy và khá khó khăn khi chữa trị.

Phần lớn các trường hợp mắc phải bệnh nứt kẽ hậu môn có thể khỏi bệnh nếu chú ý xây dựng, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu chủ quan, coi thường thì bệnh sẽ nhanh tiến triển sang mức độ nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật.

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn

Về nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết: Bệnh nứt kẽ hậu môn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là do lối sống không khoa học của bệnh nhân, cụ thể như sau:

Táo bón

Đây là một nguyên nhân điển hình gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân khi bị táo bón sẽ liên tục phải rặn, dùng sức để đẩy phân ra ngoài do khối phân to, cứng và khô.

Tình trạng này kéo dài, thường xuyên sẽ dễ gây áp lực vào thành mạch hậu môn, từ đó hình thành nên các vết rách, vết nứt và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Đại tiện không đúng cách

Thói quen ngồi lâu hoặc đọc báo, chơi game, lướt web… trong khi đại tiện sẽ khiến máu tích tụ lại ở trực tràng, từ đó khiến vùng hậu môn chịu nhiều áp lực. Từ đó dễ hình thành nên nhiều bệnh lý về hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh nứt kẽ hậu môn.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Với lối sống bận rộn, nhiều người thường ăn những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn hoặc ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, ăn ít chất xơ, uống ít nước, sử dụng các chất kích thích… mà không hề biết rằng đây là một thói quen xấu cần được loại bỏ.

Việc ăn uống không khoa học không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ khiến cân nặng thay đổi đột ngột mà còn khiến bạn bị táo bón, mà táo bón lại là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn.

Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ

Hậu môn là một khu vực đào thải mọi chất bẩn từ bên trong cơ thể, đồng thời là nơi tiếp xúc với nhiều mầm bệnh. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách khu vực này thì sẽ dễ rất dễ bị các tác nhân có hại sinh sôi, phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn.

Nếu không được khắc phục nhanh chóng, kịp thời thì dễ hình thành nên áp xe hậu môn. Khi đó, khối áp xe vỡ ra và hình thành nên nhiều vết rách đau đớn làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân.

Do các bệnh lý

Bệnh nứt kẽ hậu môn cũng hình thành từ một số bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh trĩ, bệnh Crohn, áp xe hậu môn, tiêu chảy mãn tính, kiết lỵ, polyp hậu môn… khi bệnh nhân chủ quan không đi chữa trị dứt điểm.

Khi mang thai

Ở phụ nữ đang mang thai, các tĩnh mạch ở hậu môn dễ bị căng giãn do phải chịu áp lực từ trọng lượng của thai nhi. Đồng thời, thai phụ khi mang thai cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi nên dễ bị táo bón.

Khi đó, thai phụ mỗi lần đi đại tiện sẽ phải rặn mạnh khiến lớp niêm mạc ở hậu môn bị tổn thương, lâu dần dễ bị rách ra.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn cũng bắt nguồn từ việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn, thường gặp nhất là ở những người có quan hệ tình dục đồng tính, người thường xuyên quan hệ qua đường này.

Thông thường, ống hậu môn có cấu tạo nhỏ và chứa rất nhiều tĩnh mạch cùng các dây thần kinh cảm giác. Nếu có quan hệ tình dục qua đường này sẽ dễ làm tổn thương, gây rách, bục hậu môn, từ đó dẫn đến nứt kẽ hậu môn.

Do biến chứng từ phẫu thuật

Nếu người bệnh có thực hiện các thủ thuật phẫu thuật, điều trị bệnh trĩ như chích xơ búi trĩ, áp xe hậu môn, thắt trĩ bằng vòng cao su, mổ cắt trĩ… hoặc sau khi sinh mà không chú ý chăm sóc, vệ sinh cẩn thận thì cũng dễ gặp phải nhiều biến chứng, trong đó có bệnh nứt kẽ hậu môn.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh nứt kẽ hậu môn cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: Do các tổn thương, dị tật ở hậu môn, nhiễm trùng, viêm nhiễm tại hậu môn, do cơ địa của mỗi người, rặn sinh không đúng cách, bị tiêu chảy kéo dài…

Bác sĩ tư vấn miễn phí nứt kẽ hậu môn

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn

Tuy nứt kẽ và hậu môn là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này. Nguyên nhân là do cả bệnh nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ đều có biểu hiện chung là chảy máu khi đại tiện.

Để phân biệt rõ hơn bệnh nứt kẽ hậu môn với các bệnh lý khác, bệnh nhân cần phải dựa vào những biểu hiện, dấu hiệu sau:

Xuất hiện các vết nứt, rách

Đây được coi là dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất của bệnh nứt kẽ hậu môn.

Tại vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện nhiều vết rách dài, ngắn với nhiều kích thước khác nhau. Thường thì các vết này sẽ có chiều dài trung bình từ 0, 5 – 1cm và có thể dẫn đến viêm loét nếu không tiến hành xử lý ngay.

Bên cạnh các vết nứt, người bệnh còn thấy xuất hiện nhiều mẩu da thừa giống búi trĩ ở xung quanh vết nứt.

Khu vực da ở hậu môn có hiện tượng co rúm, nhăn nheo lại và có cảm giác xơ cứng khi chạm vào.

Đối với các trường hợp bệnh nặng, các vết nứt thường ăn sâu hơn, có bờ viền rõ và nếu có sự cọ xát quá nhiều còn dẫn đến tổn thương.

Đau rát ở hậu môn

Song song với các vết rách, nứt, bệnh nhân còn gặp phải nhiều cơn đau rất khó chịu khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn. Do các tổn thương là các vết nứt nên người bệnh thường có cảm giác đau rát, đau dữ dội mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện. Hiện tượng đau thường diễn ra qua các thời điểm sau:

  • Đau nhức mỗi khi phân khô cứng đi qua hậu môn ra ngoài.

  • Cơn đau giảm đi và mất trong vài phút khi bệnh nhân đang đi đại tiện.

  • Cơn đau xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ và diễn biến nghiêm trọng hơ, sau đó hết hẳn.

Tùy vào cơ địa của từng người mà cơn đau có thể khác nhau, tuy nhiên thì phần lớn cơn đau sẽ kéo dài trong vài giờ và gây ra nhiều cảm giác lo lắng, sợ hãi cho bệnh nhân.

Có cảm giác ngứa ngáy

Khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn, do các vết nứt tiết ra nhiều dịch gây kích ứng khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu khu vực hậu môn.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác sưng nóng tại những khu vực có vết nứt, rách. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn, vi khuẩn có hại sẽ thừa cơ hội tấn công và gây viêm nhiễm.

Đi kèm cảm giác ngứa ngáy là cảm giác ẩm ướt, khó chịu ở khu vực hậu môn do tại đây tiết ra rất nhiều dịch nhầy. Nếu cơn ngứa diễn ra dữ dội, liên tục và bệnh nhân thường xuyên phải dùng tay gãi sẽ dễ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chảy máu khi đại tiện

Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh nứt kẽ hậu môn mà người bệnh thường gặp phải. Tùy vào từng mức độ của bệnh, lượng máu chảy ra có thể ít hay nhiều.

Bệnh nhân thường gặp phải rất nhiều khó khăn mỗi khi đại tiện, nguyên do là bị táo bón khiến phân khó thoát ra ngoài và bệnh nhân phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.

Ban đầu, lượng máu chỉ ra từng chút một và dính ở phân hoặc ở bồn cầu. Khi bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn, máu chảy ra nhiều và thường chảy thành giọt, tia lớn khiến bệnh nhân cảm thấy rất sợ hãi, lo lắng và không dám đi đại tiện.

Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nứt kẽ hậu môn còn có thêm nhiều triệu chứng khác như mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, xanh xao, ăn uống không ngon miệng, hoa mắt… làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Lưu ý: Một số biểu hiện, triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn khá giống với một số bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, kiểm tra khi có những biểu hiện, triệu chứng bất thường.

Tác hại của nứt kẽ hậu môn

Về vấn đề bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm, có tác hại gì không, các chuyên gia cho biết: Bệnh nứt kẽ hậu môn cũng như các bệnh lý hậu môn trực tràng khác, cũng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu để lâu, không chữa trị thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng, tác hại cực kỳ nguy hiểm sau:

Thiếu máu

Biểu hiện điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải khi mắc bệnh là chảy máu khi đi cầu. Lượng máu chảy ra phụ thuộc vào mức độ, tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Thậm chí là bệnh nhân dù không đi vệ sinh thì máu cũng chảy ra.

Tình trạng này kéo dài và không có biện pháp khắc phục sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu máu, từ đó dẫn đến các biểu hiện toàn thân như hoa mắt, xanh xao, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, ngất xỉu… và cực kỳ nguy hiểm khi bệnh nhân đang di chuyển, làm việc ở môi trường trên cao.

Viêm nhiễm hậu môn

Một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh nứt kẽ hậu môn là gây viêm nhiễm hậu môn. Các vết nứt, rách ở hậu môn khi hình thành lại là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn tấn công, sinh sôi và phát triển.

Nếu bệnh nhân không chú ý vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận hậu môn thì nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng khá là cao. Khi đó, các tác nhân có hại sẽ tấn công vào và gây ra nhiều bệnh lý như rò hậu môn, polyp hậu môn, áp xe hậu môn, bệnh trĩ, viêm đường ruột…

Hoại tử hậu môn

Tình trạng nứt, rách ở hậu môn kèm theo viêm nhiễm, nhiễm trùng kéo dài, thường xuyên sẽ dễ gây ra hiện tượng hoại tử các tế bào niêm mạc hậu môn. Khi đó, việc chữa trị không chỉ gặp khó khăn mà còn dễ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ung thư hậu môn

Nứt kẽ hậu môn chỉ dẫn đến hoại tử hậu môn mà nó còn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hậu môn – trực tràng cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân là do khi bệnh tiến triển nặng dễ kích ứng các khối u, tế bào ác tính phát triển. Lâu dần sẽ dễ biến chứng thành ung thư và đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.

Nhiễm trùng máu

Không chỉ biến chứng thành ung thư hậu môn, bệnh nứt kẽ hậu môn còn dế biến chứng nhiễm trùng máu gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Do ở khu vực hậu môn là nơi có rất nhiều mạch máu, khi có các vết nứt, rách, mầm bệnh sẽ nhanh chóng tấn công vào hệ thống mạch máu và gây ra các tổn thương, từ đó dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng máu.

Khi bị nhiễm trùng máu, nếu bệnh nhân không tiến hành chữa trị ngay sẽ gặp phải nguy hiểm không chỉ về sức khỏe mà còn cả về tính mạng.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn luôn khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn, sợ hãi và phiền toái. Tình trạng này kéo dài vừa làm ảnh hưởng tới tâm lý, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, vừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với các trường hợp có sức đề kháng kém, không đảm bảo thì nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử hậu môn càng cao và gặp phải rất nhiều tác hại, biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh nhân nếu không chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn ngay từ khi bệnh còn ở mức độ nhẹ thì tất nhiên bệnh sẽ dễ chuyển sang mức độ nặng hơn, dễ tái phát, kéo dài và kèm theo nhiều biến chứng khác.

Lời khuyên của các chuyên gia: Khi có những biểu hiện nghi ngờ là của bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám sớm để được hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả, dứt điểm.

Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn

Cách chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn cần tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Sau khi thăm khám, chẩn đoán cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách chữa phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt.

Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn mà bệnh nhân có thể tham khảo:

Cách chữa nội khoa

Đối với các trường hợp bệnh nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ, vết nứt có số lượng ít, chưa sâu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, cách chữa này thường đòi hỏi phải kiên trì, cần nhiều thời gian và nếu không chú ý thì bệnh rất dễ tái phát.

Người bệnh thường được bác sĩ xem xét cẩn thận, sau đó kê loại thuốc phù hợp để điều trị, bao gồm một số loại thuốc như thuốc uống, thuốc bôi dạng kem, thuốc nhuận tràng, thuốc bôi kháng viêm, thuốc dạng đặt… có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp làm lành các vết nứt và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang mức độ nặng.

Bệnh nhân lưu ý, trong quá trình chữa nứt kẽ hậu môn bằng thuốc, cần sử dụng thuốc đúng với liều lượng do bác sĩ kê đơn, hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, sử dụng thêm các loại thuốc khác hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa nứt kẽ hậu môn có thể có những tác dụng phụ như buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn đỏ, dị ứng… Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.

Song song với việc sử dụng thuốc chữa nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân cũng cần áp dụng một số biện pháp tại nhà sau để giúp tự cải thiện tình trạng cũng như các biểu hiện khó chịu của bệnh:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh, nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phòng tránh táo bón như khoai lang, hạt mè, rau xanh, trái cây tươi, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, rau mồng tơi, rau dền…

  • Bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây, rau củ quả.

  • Kiêng ăn các loại đồ ăn, thực phẩm mặn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, các chất kích thích như rượu, cà phê, nước uống có gas, bia…

  • Tăng cường luyện tập, vận động bằng các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng bệnh.

  • Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ, nên vệ sinh nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương hậu môn.

  • Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ. Tránh nhịn, rặn mạnh hoặc làm việc riêng khi đang đại tiện.

  • Có thể sử dụng nước ấm để ngâm hậu môn, mỗi ngày nên thực hiện trong khoảng 10 – 20 phút để giúp làm giãn các cơ thắt ở hậu môn, giúp hạn chế tình trạng khô nứt ở hậu môn.

  • Tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn bởi sẽ dễ làm tổn thương hậu môn, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Đến thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy có những biểu hiện bất thường ở hậu môn.

Cách chữa ngoại khoa

Đây là cách chữa thường được chỉ định cho những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn ở mức độ nghiêm trọng, dễ biến chứng thành nhiễm trùng, hoại tử và việc sử dụng thuốc không còn tác dụng. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách chữa phù hợp, ví dụ:

  • Nong hậu môn: Là phương pháp áp dụng cho trường hợp có hậu môn nhỏ hoặc bị chít hẹp, gặp khó khăn khi đi tiêu. Cách chữa này sẽ giúp cơ vòng hậu môn được nới lỏng, đồng thời khắc phục hiện tượng chít hẹp lỗ hậu môn.

  • Cắt mở cơ vòng hậu môn: Các bác sĩ sẽ cắt bỏ các vết nứt, rách ở vùng hậu môn để làm giảm áp lực, giảm sức căng lên các vết rách hậu môn. Nếu thực hiện không cẩn thận, bệnh nhân dễ bị đau đớn và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Cắt bỏ các vết nứt: Đối với những trường hợp nứt kẽ hậu môn ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ các vết nứt ở niêm mạc hậu môn, sau đó dùng chỉ tự tiêu để khâu lại mà không làm tổn thương đến khu vực này.

Phương pháp HCPT

Hiện tại, cách chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả, an toàn mà được nhiều chuyên gia khuyên bệnh nhân nên lựa chọn đó là công nghệ HCPT. Đây là một công nghệ hoàn toàn mới và có khả năng chữa trị dứt điểm bệnh nứt kẽ hậu môn nói riêng và các bệnh về hậu môn – trực tràng nói chung.

Thông qua nguyên lý của dòng điện cao tần, một nhiệt lượng phù hợp sẽ được sản sinh ra để tác động trực tiếp vào khu vực, vị trí có các vết nứt, rách ở vùng hậu môn. Sau đó, nhờ vào công nghệ hiện đại để loại bỏ nhanh các vết nứt, giúp tiêu diệt mầm bệnh, thúc đẩy quá trình đào thải các dịch ra ngoài và làm lành vết thương một cách nhanh chóng.

So với các cách chữa nứt kẽ hậu môn truyền thống, công nghệ HCPT được nhiều chuyên gia đánh giá cao là mang lại hiệu quả nhờ vào những ưu điểm nổi bật sau:

  • Độ hiệu quả, chính xác tuyệt đối.

  • Độ an toàn cao, không gây biến chứng cho bệnh nhân.

  • Ít đau đớn, không để sẹo sau khi điều trị.

  • Hồi phục nhanh chóng, giúp rút ngắn thời gian nằm viện.

Với cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng công nghệ HCPT, hiện tại phòng khám đa khoa Thái Hà là địa chỉ chữa trị rất thành công cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phòng khám cũng là địa chỉ được đánh giá cao do có dịch vụ y tế bảo đảm chất lượng, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, thủ tục thăm khám khoa học cùng mức chi phí hợp lý, được công khai rõ ràng.

Để đặt lịch khám với phòng khám đa khoa Thái Hà, bệnh nhân có thể gọi trực tiếp vào số hotline 0379 544 317, hoặc nhấp vào khung chat trực tuyến để được các nhân viên hướng dẫn chi tiết.

Đăng ký gói khám chữa nứt kẽ hậu môn ưu đãi

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ cũng như giải đáp để mọi người hiểu rõ hơn về bệnh nứt kẽ hậu môn, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị. Từ đó, giúp chủ động hơn trong việc thăm khám, chữa trị bệnh.

Cập nhật lần cuối: 11-03-2022 13:40:38

Nứt kẽ hậu môn là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị
Đánh giá: 8.9 / 10 ( 40 lượt đánh giá )