Xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa

Lượt xem: 4369

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng nguy hiểm cần được cấp cứu khẩn cấp và có thể xảy ra ở nam giới trong mọi lứa tuổi. Vậy xoắn tinh hoàn là gì và có nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị như thế nào? Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ cho các bạn đọc những thông tin chi tiết về căn bệnh này.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là một cơ quan thuộc tuyến sinh dục nam giới, nằm trong bìu và có hình dáng giống như hai quả trứng. Thông thường, tinh hoàn được giữ cố định bằng các dây thừng tinh, bao gồm mạch máu, dây thần kinh và các ống nội tiết.

Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu do dây thừng tinh (cuống của tinh hoàn) quay xoắn quanh trục khiến thắt nghẹt nguồn cung cấp máu, có thể gây thiếu máu và hoại tử tinh hoàn. Theo thống kế, có khoảng 67% những người mắc căn bệnh này nằm trong lứa tuổi dậy thì từ 16 đến 25 tuổi.

Xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa

Hiện nay, bệnh xoắn tinh hoàn được chia làm 2 dạng:

  • Xoắn ngoài tinh mạc: Dạng bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ, lúc này dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục trong bìu dẫn tới hiện tượng xoắn tinh hoàn.

  • Xoắn trong tinh mạc: Dạng bệnh lý này thường được gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường tại thừng tinh và tinh mạc bám cao khiến tinh hoàn bị di động như quả lắc chuông, dẫn tới nguy cơ xoắn tinh hoàn là rất cao.

* Giải đáp thắc mắc nam giới:

Khám nam khoa ở đâu tốt?

Khám nam khoa bao nhiêu tiền?

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Hiện nay, vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh lý xoắn tinh hoàn. Tình trạng này có thể xảy ra khi nam giới gặp phải chấn thương, đang nằm ngủ hoặc đang lao động chân tay. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được có một số yếu tố làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn như sau:

  • Những bất thường bẩm sinh tại các cấu trúc thừng tinh hoàn.

  • Khi trẻ sinh ra thì tinh hoàn vẫn chưa di động xuống bìu hoàn toàn.

  • Nam giới gặp phải chấn thương trong quá trình tập luyện thể dục, sinh hoạt hàng ngày hoặc do quan hệ tình dục không đúng cách.

  • Những thời điểm thời tiết khí hậu quá lạnh giá.

  • Ngủ không đúng tư thế khiến tinh hoàn bị ép chặt và chịu áp lực lớn.

  • Thay đổi nội tiết tố khi bước vào độ tuổi dậy thì, do đó hiện tượng này thường xảy ra nhiều nhất ở những thanh thiếu niên trong lứa tuổi dậy thì.

Dấu hiệu bệnh xoắn tinh hoàn

Nam giới khi bị xoắn tinh hoàn sẽ nhận thấy những dấu hiệu như sau:

  • Đau bìu cấp: Người bệnh đột ngột bị đau một bên bìu với cường độ rất mạnh, có thể kèm theo vã mồ hôi và mức độ đau ngày càng tăng thêm. Sau đó, cơn đau có thể lan lên bụng dọc theo hướng thừng tinh hoặc lan xuống khu vực đùi. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường xuất hiện nhất là vào ban đêm, lúc nửa đêm về sáng.

  • Có thể kèm theo hiện tượng buồn nôn và nôn.

  • Người bệnh có thể bị rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt.

  • Bìu sưng to, đỏ tấy, sờ vào rất đau. Nếu sờ vào khám kĩ sẽ thấy tinh hoàn bị kéo lên cao bên trong bìu.

  • Bệnh nhân thường sẽ không bị sốt khi xoắn tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Xoắn tinh hoàn là tình trạng cấp cứu về mạch máu vô cùng nguy hiểm, có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Lý do là bởi, các mạch máu nối với tinh hoàn bị tắc nghẽn sẽ gây nên hiện tượng phù nề, xung huyết, teo tinh hoàn hoặc thậm chí là hoại tử tinh hoàn.

Nếu chẩn đoán và điều trị bệnh muộn thì có thể sẽ phải bắt buộc can thiệp phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, làm giảm đi khả năng sinh sản của nam giới. Trong trường hợp bị hoại tử cả hai bên tinh hoàn và cần cắt bỏ, người bệnh sẽ bị vô sinh. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị tác động tiêu cực tới tâm lý như giảm ham muốn, tự ti khi quan hệ tình dục, rối loạn cương dương…

Trên thực tế, việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu còn khá khó khăn, cộng thêm tâm lý chủ quan nên người bệnh thường đi khám muộn. Lúc này, việc xảy ra các biến chứng không mong muốn và phải cắt bỏ tinh hoàn là điều tất yếu. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu xoắn tinh hoàn, bạn cần nhanh chóng tới ngay các địa chỉ khám nam khoa uy tín để được xử lý kịp thời nhé.

Cách chữa bệnh xoắn tinh hoàn

Thời gian “vàng” để chữa bệnh xoắn tinh hoàn là trong vòng 6 giờ tính từ khi bắt đầu có những biểu hiện đau tại bìu. Sau từ 6 đến 12 tiếng, khả năng cứu được tinh hoàn sẽ chỉ còn 50% và nếu cấp cứu sau 24 tiếng thì tinh hoàn sẽ bắt buộc phải thực hiện cắt bỏ.

Khi tới thăm khám sớm, bác sĩ hoàn toàn có thể thực hiện tháo xoắn tinh hoàn bằng tay, tuy nhiên tỷ lệ tái phát bệnh là rất cao. Do đó, cách chữa bệnh xoắn tinh hoàn tối ưu nhất hiện nay là thực hiện phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn.

Tại các cơ sở y tế, người bệnh sẽ cần được phẫu thuật cấp cứu ngay để tránh những tổn thương vĩnh viễn và bảo tồn được tinh hoàn. Bác sĩ sẽ rạch phần da bìu và thực hiện tháo dây thừng tinh, sau đó khâu lại tinh hoàn và phần da bìu bên trong để cố định lại, tránh dẫn đến xoắn tinh hoàn trong tương lai. Trong quá trình mổ tháo xoắn tinh hoàn, bác sĩ cũng sẽ cố gắng dùng mọi biện pháp để bảo tồn được tinh hoàn bị xoắn như:

  • Ủ ấm tinh hoàn bị xoắn bằng nước muối sinh lý.

  • Nhỏ thuốc tê lên dây thừng tinh hoàn.

  • Rạch bao trắng tinh hoàn để giảm áp.

  • Chỉ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn khi mọi biện pháp bảo tồn như trên đều thất bại.

Riêng đối với các trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, việc phẫu thuật cố định tinh hoàn trong bìu có thể sẽ không cần gấp. Nếu bé đã được chỉ định thực hiện phẫu thuật chữa xoắn dây thừng tinh thì vẫn sẽ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và teo thứ phát. Do đó, các phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra bìu của trẻ, nếu thấy một bên bìu bị trống thì cần đưa tới ngay các địa chỉ khám nam khoa uy tín để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Bài viết trên đã giải đáp cho vấn đề xoắn tinh hoàn là gì cũng như những thông tin liên quan đến căn bệnh xoắn tinh hoàn ở nam giới. Nhìn chung, đây là tình trạng bệnh lý cấp cứu liên quan đến mạch máu nên cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Để được khám chữa bệnh xoắn tinh hoàn an toàn, các bạn đọc vui lòng liên hệ 0379.544.317 đến phòng khám nam khoa Thái Hà tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ đăng ký lịch khám ngay nhé.

Xem thêm về bệnh viêm tinh hoàn

Cập nhật lần cuối: 14-06-2022 11:12:29

Xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa
Đánh giá: 9.4 / 10 ( 257 lượt đánh giá )