Cách đặt vòng tránh thai như thế nào? Có nguy hiểm không?

Lượt xem: 3340

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp ngừa thai hiệu quả được rất nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, với những chị em lần đầu mới biết đến biện pháp ngừa thai này thì đều đưa ra băn khoăn không biết cách đặt vòng tránh thai như thế nào, có nguy hiểm không? Để có thể nắm rõ hơn về những vấn đề này, mời chị em cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai hay còn gọi là dụng cụ tử cung (Intrauterine device-IUD) là một loại vòng có dạng hình chữ T, thường đặt trực tiếp vào trong tử cung của người phụ nữ để ngừa thai.

Hiện tại, có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến đó là vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai nội tiết. Mỗi loại sẽ tương ứng với những ưu điểm, hiệu quả riêng và phù hợp cho từng đối tượng. Để biết loại phù hợp, chị em nên tìm hiểu kỹ, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

cách đặt vòng tránh thai như thế nào? có nguy hiểm không?

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai khi được đặt vào tử cung là không cho trứng gặp được tinh trùng. Đồng thời, thành phần có trong vòng tránh thai cũng làm thay đổi chất nhầy trong tử cung, ngăn ngừa tinh trùng đi tìm gặp trứng. Từ đó giúp quá trình thụ tinh không xảy ra và các cặp đôi có thể quan hệ tình dục như bình thường mà không sợ có thai.

Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai là sau khi nữ giới đã sạch kinh nguyệt, chưa quan hệ tình dục trở lại. Nguyên nhân là do lúc này cổ tử cung vẫn chưa đóng kín lại và quá trình đặt vòng sẽ diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn.

Với những chị em nào mới sinh song thì sau khoảng 6 tuần là có thể đặt vòng tránh thai. Còn chị em nào sinh mổ, thời gian đặt vòng sẽ lâu hơn, thường là sau khoảng 3 tháng do phải đợi sức khỏe, tử cung của chị em hồi phục trở lại.

Ưu điểm của vòng tránh thai

Theo nhiều nghiên cứu, vòng tránh thai có rất nhiều ưu điểm như:

  • Có hiệu quả tránh thai gần như tuyệt đối với tỷ lệ từ 98 – 99%.

  • Tác dụng ngừa thai cao ngay sau khi sử dụng, có thể kéo dài từ 5 – 10 năm hoặc lâu hơn.

  • Phù hợp cho những người hay quên uống thuốc tránh thai, người thường xuyên bận rộn, người không muốn sử dụng các biện pháp ngừa thai khác.

  • Không gây khó chịu, bất tiện, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là không làm giảm khoái cảm trong chuyện ấy.

  • Cách thực hiện đơn giản, chi phí thấp.

  • Giúp giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu mất đi, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, giảm u xơ tử cung…

  • An toàn cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú.

  • Khi muốn có con trở lại, chỉ cần tháo vòng tránh thai tại cơ sở y tế uy tín là có thể mang thai như bình thường.

Đối tượng không nên đặt vòng tránh thai

Tuy mang lại hiệu quả ngừa thai cao, an toàn đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể đặt vòng tránh thai được. Dưới đây là những đối tượng không nên đặt vòng tránh thai để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn:

  • Người đang nghi ngờ có thai hoặc đang có thai.

  • Bị thiếu máu hoặc gặp phải các bệnh lý về máu, ví dụ như rối loạn đông máu.

  • Vị chảy máu vùng kín không rõ nguyên nhân.

  • Đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Bị u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư phụ khoa.

  • Có các dị tật ở tử cung, vùng chậu.

  • Đang mắc bệnh ung thư vú, có khối u ác tính ở đường sinh dục, có khối u cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bị rối loạn kinh nguyệt.

  • Đã từng chửa ngoài tử cung, viêm vòi trứng hoặc từng phẫu thuật thông tắc tai vòi trứng.

  • Mắc phải một số bệnh lý như xuất huyết nhiều, thiếu máu…

Quy trình đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai mặc dù là một biện pháp ngừa thai hiệu quả, cách thực hiện đơn giản nhưng để đảm bảo mang lại độ an toàn thì cần được thực hiện tại những cơ sở, địa chỉ chuyên khoa tin cậy, chất lượng. Thông thường, quy trình đặt vòng tránh thai sẽ bao gồm các bước sau:

Trước khi đặt vòng

Chị em trước khi đặt vòng tránh thai cần tìm hiểu kỹ các thông tin như các loại vòng tránh thai, ưu và nhược điểm khi sử dụng để xem có phù hợp với tình trạng sức khỏe, cơ địa của mình hay không, sau đó tới các địa chỉ y tế uy tín để được tư vấn cụ thể.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám cụ thể, kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe để xem chị em có đủ điều kiện đặt vòng tránh thai không.

Đối với các trường hợp mắc phải các bệnh lý phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm rồi mới đặt vòng. Bởi nếu đặt vòng khi vùng kín bị viêm nhiễm sẽ dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công sâu hơn vào cơ quan sinh sản khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Sau khi thăm khám, điều trị xong, dựa vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em loại vòng tránh thai phù hợp, an toàn cho sức khỏe.

Quá trình đặt vòng tránh thai

Toàn bộ quá trình đặt vòng tránh thai sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm tại địa chỉ, phòng khám mà chị em lựa chọn.

Để xác định được vị trí, chiều dài buồng tử cung nhằm chọn được loại vòng tránh thai phù hợp, bác sĩ sẽ đeo găng tay và sử dụng các dụng cụ y tế rồi tiến hành kiểm tra.

Đến bước tiếp theo, để mở âm đạo, bác sĩ sẽ sử dụng một loại dụng cụ chuyên dùng trong y tế đó là mỏ vịt. Sau đó, bác sĩ sẽ sát khuẩn bộ phận sinh dục của chị em bằng dung dịch dùng trong y tế để phòng tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho chị em sử dụng thuốc gây tê để hạn chế cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình đặt vòng tránh thai vào tử cung.

Đến bước tiếp theo, bác sĩ sẽ gấp vòng nhỏ lại, đặt vào một ống chứa piston làm bằng chất dẻo rồi từ từ cho vào tử cung của nữ giới. Sau đó, bác sĩ sẽ ấn piston ở ống vào tận gốc tử cung để định vị lại cho chuẩn.

Sau khi cho vòng tránh thai vào hốc của tử cung và cảm nhận được dụng cụ đã ở vị trí chuẩn, bác sĩ sẽ rút ống đặt ra ngoài. Vòng tránh thai khi đã định vị trong tử cung thường mở ra giống hình chữ T.

Thông thường, ở vòng tránh thai sẽ có 2 sợi dây cước nhỏ và sau khi vòng định vị đúng vị trí, bác sĩ sẽ cắt bớt dây đi để tránh gây bất tiện khi nữ giới quan hệ tình dục. Sau khi cắt, sợi dây thường có chiều dài chỉ từ 3 – 4cm và nằm nguyên trong âm đạo của chị em.

Sau khi hoàn tất thủ thuật đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ tháo bỏ các dụng cụ và tiến hành sát khuẩn lại vùng kín cho chị em.

Toàn bộ quá trình đặt vòng tránh thai diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản, thường chỉ diễn ra từ 5 – 10 phút. Đôi khi, một số chị em có thể cảm thấy hơi khó chịu một chút nhưng hoàn toàn không bị đau đớn. Để phòng trường hợp ra máu sau khi đặt vòng, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em chuẩn bị sẵn băng vệ sinh bên người.

Sau khi đặt vòng

Sau khi đặt vòng, chị em sẽ được nằm nghỉ tại cơ sở y tế ít nhất là 1 tiếng để bác sĩ xem có phản ứng, dấu hiệu nào lạ thường không. Sau khi không thấy có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra, siêu âm lại một lần nữa để xác định xem vòng đã cố định chắc chắn trong tử cung hay chưa.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống co thắt, chống chống viêm, thuốc chống nhiễm trùng và hẹn chị em lịch tái khám cụ thể.

Thông thường, chị em nên đi kiểm tra sau khi đặt vòng tránh thai khoảng 1 tuần. Việc kiểm tra sẽ giúp bác sĩ biết được vòng tránh thai đã đúng vị trí chưa, có dấu hiệu bị xô lệch, lạc chỗ hay không.

Bên cạnh đó, sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Tránh làm việc nặng nhọc, vận động mạnh sau khi đặt vòng tránh thai ít nhất là 1 tuần.

  • Uống thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất từ 2 tuần sau khi mới đặt vòng.

  • Tránh ngâm mình dưới nước trong thời gian mới đặt vòng.

  • Chú ý giữ gìn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày sau khi đặt vòng.

  • Khi có những biểu hiện bất thường như: Đau khi giao hợp, sốt cao, rong kinh, khí hư có mùi hôi, chậm kinh, nghi ngờ vòng tuột, vùng kín ngứa ngáy… thì chị em cần đi thăm khám ngay.

Bác sĩ Thoàn tư vấn cách đặt vòng tránh thai an toàn

Đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không?

Phần lớn ngừa thai bằng phương pháp đặt vòng không hề nguy hiểm đối với sức khỏe, tuy nhiên thì nó cũng có một số vấn đề nhất định. Trong đa số các trường hợp, việc đặt vòng đều an toàn khi được thực hiện tại những địa chỉ y tế uy tín, tin cậy.

Một vài trường hợp có thể gặp phải một số biến chứng nào đó khi sử dụng vòng tránh thai, tuy nhiên các trường hợp này khá ít. Do đó, chị em không cần quá lo lắng khi lựa chọn tránh thai bằng cách đặt vòng.

Sau khi đặt vòng, chị em có thể gặp phải một số vấn đề như:

Ảnh hưởng tới kinh nguyệt

Sau khi đặt vòng tránh thai, đặc biệt là với loại vòng tránh thai nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt của chị em có thể bị ảnh hưởng với một số biểu hiện như máu kinh ra nhiều hơn, chu kỳ kinh không đều, chu kỳ kinh có thể dài nhưng cũng có thể ngắn đi, đau bụng kinh dữ dội.

Chảy máu âm đạo

Trong tuần đầu tiên kể từ khi đặt vòng, vùng kín của chị em đôi khi có ra một chút máu nhỏ nhưng không máu này không phải là máu kinh. Nguyên nhân có thể là do một số tổn thương từ quá trình thực hiện thủ thuật đặt vòng gây ra và hoàn toàn không gây hại.

Nhưng nếu máu chảy ra nhiều, liên tục hơn 7 ngày thì chị em cần theo dõi và thông báo với bác sĩ ngay.

Khí hư ra nhiều

Trong quá trình đặt vòng tránh thai, do sợi dây gắn với vòng tiếp xúc với cổ tử cung trong thời gian dài sẽ có sự ma sát, từ đó khiến cổ tử cung tiết ra nhiều khi hư hơn bình thường. Chị em khi đó thường có cảm giác ẩm ướt rất khó chịu ở vùng kín.

Thủng mô dạ con

Các trường hợp do thực hiện đặt vòng không cẩn thận, khéo léo sẽ rất dễ làm thủng mô dạ con, gây chảy máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, trong quá trình đặt vòng nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường thì cần dừng lại, tháo bỏ các dụng cụ và tiến hành xử lý ngay.

Rối loạn nội tiết tố

Thành phần có trong vòng tránh thai đôi khi làm rối loạn nội tiết tố nữ, từ đó gây ra một số biểu hiện, dấu hiệu như tâm trạng thay đổi nhanh chóng, nổi nhiều mụn, đau tức ở ngực, buồn nôn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt…

Chướng, đau bụng dưới

Hiện tượng này thường xuất hiện ở ngay những tuần đầu sau khi chị em mới đặt vòng tránh thai do cơ thể chưa thích nghi với sự có mặt của vòng tránh thai. Đừng quá lo lắng, hiện tượng này sẽ nhanh chóng giảm dần sau một thời gian mà không cần phải xử lý.

Viêm nhiễm vùng kín

Đôi khi, một số chị em có thể bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn tại âm đạo, cổ tử cung sau khi đặt vòng tránh thai do các tổn thương trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật.

Tình trạng nhiễm trùng tại vùng kín có thể lan sang các khu vực lân cận và gây ra một số bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng… cùng các biểu hiện điển hình như khí hư ra nhiều có mùi hôi, ngứa ngáy, đau khi giao hợp, mệt mỏi.

Tác dụng phụ

Trong một số trường hợp, một số chị em lại gặp phải một số tác dụng phụ sau khi đặt vòng như buồn nôn, tức ngực, đau đầu, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, mụn trứng cá nổi lên nhiều, hạ huyết áp… Các tác dụng phụ này sẽ nhanh chóng hết đi nên chị em không phải lo lắng khi gặp phải.

U nang buồng trứng

Tuy không hiếm gặp nhưng một vài chị em lại gặp phải tình trạng u nang buồng trứng. Đừng quá lo lắng, nó sẽ tự khỏi sau 3 tháng và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em.

Vòng bị đẩy ra ngoài

Những chị em nào vừa mới sinh mà đặt vòng tránh thai ngay thì rất dễ khiến vòng bị đẩy ra ngoài. Bởi lúc mới sinh xong, tử cung đang co bóp để có thể trở về trạng thái ban đầu, tất nhiên quá trình co bóp sẽ vô tình đẩy vòng tránh thai đi sai vị trí, thậm chí là bị đẩy ra ngoài.

Chửa ngoài tử cung

Đây cũng là một trong những biến chứng của việc đặt vòng tránh thai, tuy hiếm gặp nhưng không phải là không có (chiếm khoảng 1%). Khi tinh trùng thụ tinh được với trứng nhưng do bị ngăn cản bởi vòng tránh thai nên không thể di chuyển vào tử cung sẽ phát triển ở ngoài tử cung, hình thành nên thai ngoài tử cung.

Khi có một số biểu hiện nghi ngờ là mang thai ngoài tử cung như đau bụng dữ dội, chảy máu có màu đỏ thẫm, máu chảy nhiều ngày, không thuyên giảm, người mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao…, chị em cần đi thăm khám ngay.

Như vậy, có thể thấy, quá trình đặt vòng tránh thai diễn ra khá đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo được độ an toàn, hiệu quả, chị em nên chủ động tới các địa chỉ, phòng khám uy tín để bác sĩ thăm khám, tư vấn cho một cách đầy đủ. Nếu bạn cần được tư vấn hãy gọi tới số Hotline 0379544317 của phòng khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.

Cập nhật lần cuối: 11-03-2022 13:56:46

Cách đặt vòng tránh thai như thế nào? Có nguy hiểm không?
Đánh giá: 9.4 / 10 ( 61 lượt đánh giá )