- Trang chủ /
- Kế hoạch hóa GD /
- Cẩm nang sức khỏe /
- Chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới kèm hình ảnh
Chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới kèm hình ảnh
-
-
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Vũ Hồng Lân
Khi nhắc đến bộ phận sinh dục nam, phần lớn mọi người chỉ biết đến dương vật mà không biết còn có những bộ phận khác, đồng thời những bộ phận đó có chức năng, cấu tạo ra sao. Theo nghiên cứu, phần lớn cấu tạo bộ phận sinh dục nam đều ở ngay bên ngoài của cơ thể nên khá dễ để nhận biết, quan sát. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ đầy đủ, chi tiết về cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới để mọi người có thể tìm hiểu, nắm rõ hơn.
Cơ quan sinh dục ở nam là gì?
Cơ quan sinh dục nam thường có chức năng, nhiệm vụ chính là sản xuất tinh trùng, đồng thời sản sinh ra hormone sinh dục nam để thực hiện chức năng sinh sản, giúp duy trì nòi giống ở nam giới.
Không như những cơ quan khác, cơ quan sinh dục nam có rất nhiều điểm khác biệt về cấu tạo, chức năng cùng một số đặc điểm khác tùy vào lứa tuổi, khả năng sinh sản. Do đó, nam giới cần hiểu rõ để biết cách chăm sóc, bảo vệ để phòng tránh các bệnh lý nam khoa thường gặp ở cơ quan này.
Chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nam
Theo nhiều nghiên cứu, cấu tạo bộ phận sinh dục nam thường được chia thành 2 phần chính với những bộ phận, chức năng và cơ chế hoạt động riêng, cụ thể như sau:
Cấu tạo cơ quan sinh dục nam bên ngoài
Dương vật
Đây là một trong những bộ phận sinh dục quan trọng trong hệ thống sinh sản nam, được sử dụng để thực hiện quan hệ tình dục. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ đào thải chất thải ra ngoài cơ thể (hay còn gọi là chức năng tiểu tiện).
Thông thường, kích thước của dương vật có thể khác nhau tùy vào từng người, tuy nhiên thì khi dương vật ở trạng thái bình thường sẽ có chiều dài khoảng 9cm, còn khi cương cứng sẽ dao động trong khoảng từ 12 – 19cm. Đa phần kích thước dương vật có dài hay ngắn cũng không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục của nam giới.
Cấu tạo của dương vật được chia thành 3 phần khác nhau bao gồm:
-
Phần đầu của dương vật thường có hình nón, được một lớp da mềm có tính di động bao bọc thường gọi là bao quy đầu. Đồng thời, khu vực này có chứa nhiều dây thần kinh nhất trong cơ thể nên cực kỳ nhạy cảm khi có bất kỳ các tác động, va chạm nào.
-
Phần thân của dương vật thường có hình trụ và được gọi là cán dương vật, mặt trên hơi dẹt được gọi là mu dương vật, còn mặt dưới thường được gọi là mặt niệu đạo.
-
Phần gốc dương vật (hay còn gọi là rễ dương vật) thường nằm ở đáy chậu, nối liền với thành bụng và được dính với xương mủ bởi một dây chằng treo với dương vật.
Theo hình thái giải phẫu bên trong dương vật sẽ thấy có 1 ống xốp ở dưới, 1 ống dẫn nước tiểu và 2 ống thể hang ở bên trên. Trên đỉnh bao quy đầu thường có một lỗ nhỏ gọi là lỗ sáo – lỗ này thông ra bên ngoài và là nơi dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể.
Nam giới cần chú ý, bộ phận này có thể dễ bị các tác nhân có hại tấn công và gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm nam khoa như bệnh về tinh hoàn, bệnh về bao quy đầu, bệnh về tuyến tiền liệt… Do đó, cần chú ý chăm sóc, vệ sinh bộ phận này một cách sạch sẽ và đúng cách.
Bìu
Đây cũng là một trong những bộ phận sinh dục bên ngoài ở nam giới, thực chất là một lớp da mềm có màu sẫm, có lông, thường bao gồm có tuyến mồ hôi và tuyến bã. Lớp da này thường rủ xuống ngay dương vật trông như 2 chiếc túi nhỏ.
Bìu thường chứa tinh hoàn trái và tinh hoàn phải, đồng thời cũng chứa nhiều dây thần kinh cùng các mạch máu. Bộ phận này không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ hai bên tinh hoàn mà còn có chức năng điều hòa nhiệt độ tại khu vực này.
Từ ngoài vào trong bìu sẽ được cấu tạo bởi các lớp đó là lớp cơ bám da, lớp tế bào dưới da, lớp mạc nông, lớp cơ bìu, lớp mạc sâu và lớp tinh mạc. Bên trong bìu thường chứa tinh hoàn, đây là khu vực có nhiệm vụ sản xuất, phân bố tinh trùng và sản ra một số loại hormone, điển hình như hormone testosterone.
Theo nhiều nghiên cứu, bìu có thể nở rộng ra khi thời tiết ấm hoặc khi đạt khoái cảm và thường co thắt lại khi thời tiết lạnh, hoặc do khi nam giới vận động, tập thể dục.
Cấu tạo cơ quan sinh dục nam bên trong
Tinh hoàn
Thông thường, tinh hoàn có hình bầu dục và chỉ lớn hơn trái olive một chút, đây là một trong những bộ phận nằm ở bên trong cơ quan sinh dục của nam giới. Bộ phận này thường được bao bọc bởi bìu và nối liền với ống dẫn tinh.
Trọng lượng trung bình tinh hoàn ở nam giới khi bước vào độ tuổi trưởng thành thường dao động từ 20 – 25g, dày 1,5cm, rộng khoảng 2,5cm và có kích thước từ 4 – 5cm. Bên cạnh đó, tinh hoàn bên trái thường có phần nhẹ hơn so với tinh hoàn bên phải.
Tinh hoàn thường có cấu tạo gồm các mạch máu và các ống sinh tinh, mỗi tinh hoàn thường được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, có màu trắng gọi là lớp áo trắng.
Sẽ có khoảng 300 – 400 tiểu thùy trong tinh hoàn, mỗi tiểu thùy sẽ chứa khoảng 2 – 4 ống sinh tinh. Chức năng chính của tinh hoàn là tiết ra hormone sinh dục nam testosteron và tham gia vào quá trình sản xuất tinh trùng.
Ở những nam giới trẻ tuổi, hai tinh hoàn sẽ sản xuất dược khoảng 120 triệu tinh trùng mỗi ngày. Một lượng lớn tinh trùng sau khi sản xuất ra sẽ được phân bố ở ống dẫn tinh, còn phần còn lại sẽ được vận chuyển vào mào tinh để dự trữ.
Có thể bạn quan tâm: đau tinh hoàn là gì
Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn là một khối ống dài, mỏng có hình lưỡi liềm được cuộn chặt để có thể vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh. Bộ phận này nằm ở ngay sau, sát với tinh hoàn và bao gồm nhiều ống mỏng nằm bên trong.
Thông thường, mào tinh hoàn có tổng chiều dài là từ 5 – 6cm nhưng khi cuộn chặt lại chỉ dài khoảng 4cm. Mào tinh hoàn thường được cấu tạo bởi 3 phần chính sau:
-
Đầu mào tinh: Thường nằm ở gần đỉnh của tinh hoàn, có nhiệm vụ nhận tinh trùng từ các ống dẫn tinh.
-
Thân mào tinh: Phần này thường có đường kính hẹp hơn so với phần đầu, thường dọc theo mép sau tinh hoàn.
-
Đuôi mào tinh: Đây là phần cuối cùng của mào tinh và nối liền với các ống dẫn tinh.
Không chỉ có nhiệm vụ vận chuyển tinh trùng, mào tinh hoàn cũng là khu vực nuôi dưỡng tinh trùng phát triển đến khi có thể thụ tinh. Trong quá trình giao hợp, nhờ vào lực co bóp mà tinh trùng sẽ được đẩy vào ống dẫn tinh.
Thông thường, tinh trùng khi sản xuất ra sẽ được lưu trữ khoảng 1 tháng ở mào tinh. Sau thời gian này, nếu không được thụ tinh, lớp niêm mạc mào tinh sẽ tiến hành loại bỏ và tiếp nhận các tinh trùng mới để thay thế.
Ống dẫn tinh
Bộ phận này thực chất là một ống cơ dài dẫn từ đuôi mào tinh hoàn đến phần xương chậu, ngay sau bàng quang và kết nối ống tiết của túi tinh để hình thành nên ống phóng tinh.
Ống dẫn tinh thường có đường kính khoảng từ 1,5 – 3cm, chiều dài là 30 – 40cm, đường kính của lòng ống chỉ rộng khoảng 0,3cm. Thường thì thành ống dẫn tinh sẽ có một lớp niêm mạc ở trong, lớp niêm mạc này là cơ trơn dọc ngoài da và lớp cơ vòng trong.
Nhiệm vụ chính của ống dẫn tinh là vận chuyển tinh trùng đã có khả năng thụ tinh đi đến niệu đạo để nam giới thực hiện xuất tinh khi quan hệ tình dục. Đồng thời, nó cũng là nơi dẫn nước tiểu của nam giới ra bên ngoài.
Theo hình ảnh giải phẫu ống dẫn tinh, ống này thường có xu hướng thẳng theo phía trên tinh hoàn, còn nếu nhìn gần theo tinh hoàn từ 2 – 3cm thì lại hơi uốn lượn. Đoạn cuối của ống được gọi là bóng tinh, có đặc điểm là giãn rộng hơn bình thường, thắt khúc và có khả năng lưu trữ tinh trùng.
Theo nhiều nghiên cứu, ống dẫn tinh cũng là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nam giới, nếu có bất kỳ vấn đề gì cũng đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới, thậm chí là dẫn đến vô sinh.
Túi tinh
Túi tinh là một túi có nhiệm vụ dự trữ tinh trùng thường nằm chếch xuống phía dưới, hướng vào trong, đây cũng là nơi tiết ra chất dịch trước khi nam giới phóng tinh. Túi này chỉ dài khoảng 5cm và nằm ở mặt sau của bàng quang.
Bộ phận này gồm có 2 mặt chính đó là: Mặt trước thường nằm sát với đáy bàng quang, còn mặt sau liên kết với trực tràng. Thông thường, túi tinh sẽ có nhiệm vụ tiết ra một loại chất đặc biệt để nuôi dưỡng tinh trùng khi được sản xuất ra bởi tinh hoàn.
Túi tinh thường có cấu tạo 3 lớp áo sau:
-
Lớp áo ngoài: Đây là lớp mô liên kết
-
Lớp áo cơ: Bao gồm các thớ vòng bên trong và thớ dọc ở ngoài
-
Lớp áo niêm mạc: Gồm biểu mô niêm mạc, trong biểu mô chứa các tế bào hình trụ tiết ra tinh dịch
Mỗi tuyến tinh thường rộng khoảng 2cm, dài khoảng 5cm và là một ống đơn gấp khúc. Nếu duỗi thẳng, ống này có đường kính từ 3 – 4cm, dài từ 10 – 15cm.
Thừng tinh
Đây thực chất là một ống chứa các thành phần như mạch máu, ống dẫn tinh, ống thần kinh của tinh hoàn và đi từ bìu qua bẹn vào bụng. Mỗi một thừng tinh sẽ chứa các động mạch tinh trong và ngoài, ống dẫn tinh, động mạch ống dẫn tinh, đám rối tĩnh mạch dây leo, thần kinh và bạch mạch.
Cấu tạo của thừng tinh thường có 3 lớp bọc chính là mạc tinh ngoài, cơ bìu và mạc cơ bìu, mạc tinh trong.
Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt thường chỉ có ở cơ quan sinh sản của nam giới và vừa là tuyến nội tiết, vừa là tuyến ngoại tiết. Tuyến này thường nằm dưới bàng quang, trước trực tràng và có kích thước bằng một quả óc chó, nặng khoảng 15 – 20g, rộng khoảng 4cm, dày 2,5 cm và cao 3cm ở nam giới trưởng thành.
Tuyến này thường có hình nón ngược với 4 mặt chính và 5 vùng chính đó là vùng ngoại biên, vùng trung biên, vùng cơ sợi, vùng quanh niệu đạo và vùng chuyển tiếp.
Chất dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt tham gia vào quá trình xuất tinh khá cao (chiếm tới 60% thể tích). Chất dịch này cũng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng tinh trùng sau khi tinh trùng được sản xuất ra.
Đọc thêm về bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam
Niệu đạo
Đây là một bộ phận giống như một ống dài được nối liền giữa bàng quang với lỗ tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài. Đồng thời, niệu đạo cũng có nhiệm vụ dẫn tinh dịch ra ngoài khi nam giới phóng tinh trong quá trình quan hệ tình dục.
Cấu tạo trung bình niệu đạo ở nam thường dài khoảng 18 – 20cm, bao gồm 4 đoạn chính bao gồm: Niệu đạo trước tiền liệt (dài khoảng 1 – 1,5cm), niệu đạo tiền liệt (dài từ 2,5 – 3cm), niệu đạo màng (dài khoảng 1,2cm) và niệu đạo xốp (dài khoảng 12 – 15cm).
Niệu đạo không chỉ là bộ phận dẫn nước tiểu ra bên ngoài mà còn có chức năng dẫn tinh dịch ra ngoài (gọi là xuất tinh), do đó nếu nam giới có quan hệ tình dục không an toàn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về niệu đạo và một số bệnh lây qua đường tình dục khác.
Xem thêm: Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ
Cách vệ sinh bộ phận sinh dục nam đúng cách
Theo các chuyên gia, các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam đều có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Do đó, phái mạnh cần chú ý vệ sinh, chăm sóc chúng một cách cẩn thận, đúng cách như sau:
-
Nên vệ sinh một cách nhẹ nhàng, cẩn thận bộ phận sinh dục và tránh làm tổn thương, trầy xước.
-
Để vệ sinh bao quy đầu, cần nhẹ nhàng lật lớp da quy đầu lên rồi vệ sinh bên trong.
-
Nên vệ sinh đầy đủ khu vực háng, hậu môn bằng nước sạch sẽ sau khi đi đại tiện xong.
-
Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh có chứa hóa chất tẩy rửa để vệ sinh bộ phận sinh dục bởi có thể khiến cậu nhỏ bị kích ứng, dị ứng.
-
Chú ý thay, giặt đồ lót sạch sẽ hàng ngày. Nên phơi đồ lót ở những nơi thông thoáng, khô ráo.
-
Nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục như cảm giác đau nhức, ngứa rát, dương vật tiết dịch mủ, tiểu tiện bất thường… thì cần đi thăm khám nam khoa ngay.
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ đầy đủ, cụ thể chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nam để các bạn nắm rõ hơn. Việc nhận biết cơ quan sinh dục nam sẽ giúp bạn biết rõ cách chăm sóc, vệ sinh và kịp thời đi khám nam khoa khi có những biểu hiện bất thường.
Cập nhật lần cuối: 24-05-2022 13:40:24
- Cách vệ sinh vùng kín đúng cách ở nữ, nam giới hàng ngày
- Ngày nào cũng quan hệ có tốt không? Tần suất quan hệ hợp lý
- Rối loạn tiền đình phải làm sao? nguyên nhân và cách chữa
- Đi ngủ có nên đi tất không? Tìm hiểu các lợi ích và tác hại
- Quay tay nhiều có bị suy thận không? Có tác hại như thế nào
- Ăn yến mạch có tác dụng gì? Có tốt không? Công dụng thế nào?