- Trang chủ /
- Kế hoạch hóa GD /
- Cẩm nang sức khỏe /
- Rối loạn tiền đình phải làm sao? nguyên nhân và cách chữa
Rối loạn tiền đình phải làm sao? nguyên nhân và cách chữa
-
-
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Hồng
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh không chỉ gặp ở người già mà nó còn rất dễ gặp ở người trẻ do lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Nếu không điều trị sớm thì không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình phải làm sao? Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình và cách chữa trị như thế nào để mang lại hiệu quả? Cùng tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia.
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình (tên tiếng anh là Vestibular Disorders) là một hội chứng xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng, dẫn đến nhiều biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo, đứng không vững, dễ bị ngã… rất khó chịu.
Hội chứng này xuất phát khi dây thần kinh số 8 cùng các đường kết nối với nó bị tắc nghẽn, không trơn tru như mọi lần. Khi gặp phải, bệnh nhân sẽ gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng kể trên.
Bệnh lý này thường xuất hiện đột ngột, nhanh chóng và dễ tái phát lại khiến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng, thậm chí nếu không kịp thời xử lý còn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho người mắc phải.
Theo nhiều nghiên cứu, bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, càng ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa và gặp ở cả những người trẻ tuổi như dân văn phòng, học sinh, sinh viên…
Dựa vào những triệu chứng, biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình, người ta chia chúng thành 2 dạng sau:
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Dạng này thường chiếm đến 90 – 95% các trường hợp gặp phải và bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, biểu hiện khác nhau như:
-
Chóng mặt, mất thăng bằng, dễ bị loạng choạng, hoa mắt, đứng không vững, đầu óc quay cuồng.
-
Hạ huyết áp, không tập trung, thường xuyên mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, mất ngủ liên tục.
-
Ù tai, rối loạn thính giác, nghe kém, luôn có cảm giác ù ở tai, thính lực suy giảm, thường nghe thấy tiếng ve kêu ở tai vào ban đêm, không còn khả năng nghe, điếc vĩnh viễn.
-
Rung giật nhãn cầu.
-
Buồn nôn, nôn ói.
Với các trường hợp bị ở mức độ nặng, ngoài biểu hiện kể trên còn có thêm các triệu chứng, dấu hiệu khác như nôn ói liên tục, nhịp tim giảm, khó tập trung, vã mồ hôi, nặng đầu, rối loạn vận mạch… và nghiêm trọng nhất là té ngã dẫn đến chấn thương mà nguyên nhân chính là do không kiểm soát được thăng bằng.
Rối loạn tiền đình trung ương
Bệnh lý này thường xuất phát từ các tổn thương ở tiểu não, thân não và tuy hiếm gặp nhưng có mức độ nguy hiểm rất cao, nếu không điều trị sớm sẽ dễ làm tổn thương não cùng nhiều biến chứng như tai biến mạch máu não, ảnh hưởng đến hệ động mạch sống nền sau cổ ở người già.
Được đánh giá là có tính chất nguy hiểm và việc chữa trị thường khó khăn hơn, bệnh rối loạn tiền đình trung ương thường có những biểu hiện, triệu chứng điển hình như:
-
Dễ bị choáng váng khi thay đổi tư thế, nôn ói, chóng mặt, đi đứng gặp nhiều khó khăn, không đi theo đường thẳng, đi giống người say rượu.
-
Khả năng nghe kém, không nghe rõ, ù tai, thính lực giảm.
-
Mất khả năng phối hợp, khó làm được các động tác đơn giản ở ngón tay…
-
Nhãn cầu dọc có hiện tượng rung giật liên tục, thường xuyên với nhiều hướng khác nhau.
Tin sức khỏe nên đọc:
- Tác dụng của tinh bột nghệ với mật ong
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Thông thường, nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên là do bệnh lý viêm tai giữa, viêm tiền đình, mắc chứng nhìn đôi, viêm thần kinh tiền định, các dị dạng, chấn thương ở tai trong, tác dụng phụ của thuốc, suy tuyến giáp, tăng ure huyết, say tàu xe, u và tắc nghẽn dây thần kinh số 8, quai bị, tiểu đường, lỗ rò Perilymphatic (PLF), thủy đậu, dị vật ống tai ngoài…
Còn với bệnh rối loạn tiền đình trung ương thì thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như do u tiểu não, nhồi máu tiểu não, hạ huyết áp, thoái hóa cột sống, cống tiền đình giãn rộng, giang mai thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh Parkinson, xơ vữa động mạch, hội chứng Wallenberg…
Ngoài ra, bệnh rối loạn tiền đình cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:
Do tuổi tác
Nhiều nghiên cứu cho biết, những người cao tuổi thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh rối loạn tiền đình nhất. Nguyên nhân là do bước vào độ tuổi này, chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể không còn nhạy bén, đàn hồi như trước và quá trình lưu thông máu cũng không ổn định như trước. Lâu dần sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh lý, điển hình là bệnh rối loạn tiền đình.
Một thống kê cho biết, trong 100 người trên 40 tuổi thì có đến 35 người gặp phải hội chứng này.
Mất máu
Những người dễ bị mất máu do thường xuyên bị đi ngoài ra máu, nôn ra máu, mắc các bệnh về máu, phụ nữ sau sinh, tai nạn bị mất máu… cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
Căng thẳng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Thông thường, đối tượng dễ gặp phải bệnh trong trường hợp này là những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, stress… từ công việc, cuộc sống.
Ngoài ra, cũng còn nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh rối loạn tiền đình như lạm dụng các chất kích thích, các bệnh về tim mạch, huyết áp, môi trường sống độc hại, ô nhiễm, bụi bẩn…
Rối loạn tiền đình phải làm sao? nguyên nhân và cách chữa trị
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Thậm chí, nếu không chữa trị sớm, bệnh còn dẫn đến rất nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, bệnh nhân nên tới các cơ sở, địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, đưa ra cách chữa trị phù hợp:
Sử dụng thuốc
Đây là cách chữa rối loạn tiền đình khá phổ biến hiện nay, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng việc kết hợp các loại thuốc nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị.
Phần lớn, thuốc tây chữa rối loạn tiền đình có tác dụng làm giảm, hạn chế các biểu hiện thường gặp của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu tùy vào từng trường hợp.
Hiện tại, có khá nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nhưng phổ biến nhất vẫn là một số loại thuốc như: Thuốc tăng tuần hoàn não, thuốc an thần, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc hỗ trợ điều chỉnh chức năng tiền đình…
Lưu ý: Những thành phần có trong thuốc tây điều trị bệnh thường dễ gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, suy nhược, ăn uống không ngon… Do đó, bệnh nhân không nên lạm dụng và chỉ sử dụng theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Dùng vật lý trị liệu
Với cách chữa rối loạn tiền đình này, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà do khá đơn giản, không tốn kém chi phí. Mục đích chính của vật lý trị liệu trong trường hợp này là giúp ổn định, cân bằng được hệ thống tiền đình, giúp cơ thể thích nghi hiệu quả khi thay đổi tư thế, từ đó giúp bệnh nhân nhanh hồi phục được việc giữ thăng bằng cho cơ thể mỗi khi hoạt động.
Có rất nhiều bài tập mà bệnh nhân nên tham khảo và áp dụng tại nhà như bài tập dựa vào thói quen, bài tập yoga, bài tập ổn định mắt, bài tập giữ thăng bằng… Khi tập luyện, bệnh nhân cần thực hiện với thái độ kiên trì, đều đặn.
Phương pháp ngoại khoa
Những trường hợp điều trị bằng các biện pháp khác không còn hiệu quả, đồng thời bệnh có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan trong cơ thể như tai, mắt, não… thì bác sĩ sẽ kiểm tra lại cụ thể, sau đó tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị rối loạn tiền đình hiện tại có thể kể đến như phẫu thuật điều trị u dây thần kinh số 8, phẫu thuật cắt dây thần kinh tiền đình, sửa lại dò tai trong, phẫu thuật lấy u thần kinh tiền đình trong ống tai trong… tùy vào từng trường hợp.
Như vậy, bệnh rối loạn tiền đình là căn bệnh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và có rất nhiều triệu chứng, dấu hiệu. Do đó, khi nhận thấy có những biểu hiện của bệnh thì bạn nên chủ động tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám cụ thể.
Cập nhật lần cuối: 13-05-2022 09:10:46
- Cách vệ sinh vùng kín đúng cách ở nữ, nam giới hàng ngày
- Ngày nào cũng quan hệ có tốt không? Tần suất quan hệ hợp lý
- Đi ngủ có nên đi tất không? Tìm hiểu các lợi ích và tác hại
- Quay tay nhiều có bị suy thận không? Có tác hại như thế nào
- Ăn yến mạch có tác dụng gì? Có tốt không? Công dụng thế nào?
- Top 11 tác dụng của nước yến đối với sức khỏe và cách sử dụng