Rối loạn kinh nguyệt là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị

Lượt xem: 5125

Rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng mà có rất nhiều chị em trong độ tuổi dậy thì, tiền mãn kinh gặp phải. Các biểu hiện, triệu chứng thường đem lại rất nhiều phiền toái, khó chịu cho sinh hoạt, cuộc sống của phái nữ. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị như thế nào, mời các chị em cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Tình trạng rối loạn có thể xảy ra ở số ngày hành kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh nguyệt thoát ra so với những chu kỳ kinh nguyệt trước đó.

Thực tế, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ việc nội tiết tố thay đổi, mất cân bằng, do các tổn thương ở cơ quan sinh dục hoặc cũng có thể là do môi trường, chế độ sinh hoạt. Một số trường hợp, rối loạn kinh nguyệt cũng bắt nguồn từ một số bệnh lý phụ khoa nào đó.

Thông thường, rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những bé gái trong độ tuổi dậy thì khi mới có kinh nguyệt. Về sau, khi chức năng của cơ quan sinh dục dần hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ ổn định hơn.

rối loạn kinh nguyệt

Tuy nhiên, hiện tượng này cũng gặp nhiều ở những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang thực hiện chế độ giảm cân, luyện tập quá sức.

  • Người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

  • Phụ nữ sau khi sinh, người đang cho con bú.

  • Người mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung …

Theo nghiên cứu, rối loạn kinh nguyệt có khá nhiều loại khác nhau, ví dụ:

  • Kinh mau: Là hiện tượng kinh nguyệt đến sớm, giữa hai kỳ kinh có khoảng cách ngắn (thường là dưới 24 ngày). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do nội tiết tố mất cân bằng, chức năng buồng trứng suy giảm.

  • Kinh thưa: Khi quá trình sản xuất hormone sinh dục nữ bị gián đoạn hoặc do buồng trứng suy yếu, nữ giới có thể gặp phải hiện tượng này.

  • Rong kinh: Là hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều, liên tục so với chu kỳ kinh thông thường.

  • Bế kinh: Trường hợp nữ giới trên 18 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt, hoặc đã có kinh nguyệt nhưng sau khoảng 3 tháng đến nay chưa có kinh nguyệt thì được coi là bế kinh.

  • Vô kinh: Tức là hiện tượng một người phụ nữ không có kinh nguyệt dù đã bước đến độ tuổi trưởng thành.

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở nữ giới trong mọi độ tuổi, thời kỳ khác nhau như mãn kinh, sinh con… và gây ra nhiều vấn đề làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em nếu không được điều trị nhanh chóng.

Có thể chị em sẽ quan tâm:

Bác sĩ tư vấn bệnh phụ khoa

Phòng khám phụ khoa uy tín

Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm rõ được nguyên nhân cụ thể là như thế nào. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp:

Rối loạn nội tiết tố

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Trong mỗi giai đoạn của người phụ nữ, nội tiết tố sẽ có sự thay đổi và kéo theo nhiều thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể:

  • Khi bước vào độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý của các bé gái thường có sự thay đổi rõ rệt. Đồng thời, hai loại hormone chính là estrogen và progesterone cũng có sự thay đổi và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trải qua thời kỳ này, kinh nguyệt của các bé gái sẽ trở về trạng thái ổn định, cân bằng.

  • Trong giai đoạn tiền mãn kinh, quá trình rụng trứng sẽ có dấu hiệu dừng lại do lúc này buồng trứng đã suy giảm, nội tiết tố nữ cũng thay đổi và chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh cũng dần ít đi, cuối cùng là người phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt nữa.

  • Thông thường, thời kỳ mãn kinh ở nữ giới sẽ tính từ 12 tháng, bắt đầu từ chu kỳ kinh cuối cùng. Sau thời điểm này, nữ giới sẽ không có kinh nguyệt.

  • Khi người phụ nữ mang thai, chu kỳ kinh nguyệt của họ cũng không xuất hiện.

  • Trong thời gian nữ giới cho con bú, lượng hormone thay đổi và chất prolactin có trong sữa mẹ cũng khiến chu kỳ kinh đến chậm hơn. Do đó, những chị em nào đang cho con bú thì thường chưa có kinh nguyệt ngay, phải đến khi nào ngừng cho con bú thì kinh nguyệt mới xuất hiện trở lại.

Tâm lý căng thẳng, stress

Kinh nguyệt rối loạn cũng bắt nguồn từ tâm lý căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi kéo dài. Nguyên nhân là do khi tâm lý căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết ra cortisol, đây là một loại hormone làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra nội tiết tố nữ, từ đó làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Vận động, luyện tập quá sức

Luyện tập, vận động quá sức không chỉ làm tiêu hao, cạn kiệt năng lượng mà còn làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt, dẫn đến số ngày hành kinh ít hoặc nhiều đi, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc tránh thai, thuốc trị cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, thuốc trị tim mạch… nếu lạm dụng trong thời gian dài cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, kinh thưa, mất kinh.

Thói quen sinh hoạt thay đổi

Đối với các trường hợp thay đổi về thói quen sinh hoạt, thường xuyên chuyển nơi làm việc, chuyển nhà, thức khuya, ngủ ít, thiếu ngủ, làm việc quá sức, áp lực từ công việc, gia đình… cũng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bị ảnh hưởng, đôi khi bị chậm kinh, rong kinh kéo dài.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là hội chứng có chứa nhiều u nang nhỏ phát triển trong buồng trứng của nữ giới. Khi bị hội chứng này, nội tiết tố nữ estrogen thường không cân bằng và khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng, từ đó chu kỳ kinh nguyệt cũng diễn ra một cách bất thường.

Có đến hơn 50% trường hợp nữ giới bị hội chứng buồng trứng đa nang là có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, và khoảng 20% các trường hợp bị vô kinh, mất kinh hoàn toàn. Khi tiến hành siêu âm, có thể thấy được nhiều nang trứng trong buồng trứng.

Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là tình trạng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn tấn công vào cơ quan sinh sản của nữ giới gây ra. Ngoài ra, bệnh cũng bắt nguồn từ thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc do thực hiện các thủ thuật phụ khoa, phá thai, sinh nở không đảm bảo an toàn.

Tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, âm đạo có mùi hôi, tiết ra nhiều khí hư, đau tức bụng dưới, buồn nôn, ớn lạnh, sốt…

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh xảy ra khi các mảnh nội mạc ở tử cung di chuyển lạc chỗ sang các khu vực, vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, ống dẫn trứng… và phát triển tại đó với nhiều biểu hiện, triệu chứng như đau bụng kinh dữ dội, máu kinh nguyệt chảy ra nhiều, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục…

Suy buồng trứng sớm

Là hiện tượng buồng trứng không còn hoạt động trơn tru, đều đặn và thường gặp ở những phụ nữ trước khi bước vào tuổi 40. Biểu hiện điển hình của suy buồng trứng sớm là rối loạn kinh nguyệt, vô kinh nguyên phát, vô kinh thứ phát, tâm trạng thay đổi, âm đạo khô, ham muốn tình dục giảm, đau lưng, tóc bạc nhanh…

Bệnh lý này được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn, đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người mắc phải.

U xơ tử cung

Trong nhiều trường hợp, rối loạn kinh nguyệt cũng bắt nguồn từ bệnh u xơ tử cung, một bệnh lý phụ khoa gặp nhiều ở những phụ nữ từ 30 – 50. Bệnh có các khối u lành tính phát triển ở các mô tử cung mà nguyên nhân là do nồng độ hormone estrogen tăng nhanh bất thường.

Khi mắc bệnh, ngoài triệu chứng điển hình là rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều thì bệnh nhân còn gặp phải một số dấu hiệu khác như có khối u lạ ở vùng bụng, đau âm ỉ ở bụng dưới, vùng kín ra máu bất thường, dịch âm đạo ra nhiều, khó chịu khi giao hợp.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như do chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng các chất kích thích, nhiễm khuẩn sau phá thai, sau khi sinh, viêm âm đạo, polyp cổ tử cung, giảm hoặc tăng cân quá mức…

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Mặc dù hiện tượng rối loạn kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nguy hiểm nhưng chị em không nên chủ quan, bỏ qua khi gặp phải một số dấu hiệu, biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, cụ thể:

Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường không giống với các chu kỳ bình thường, có thể ngắn hơn 22 ngày (gọi là kinh mau), cũng có thể dài hơn 35 ngày (thường gọi là kinh thưa).

Thậm chí, nhiều trường hợp không thấy có kinh nguyệt trong khoảng 6 tháng trở lên, trường hợp này thường gọi là vô kinh.

Thay đổi về lượng máu kinh

Hiểu đơn giản, đây là những thay đổi về số lượng máu kinh và số ngày hành kinh, cụ thể:

  • Trường hợp máu kinh ra ồ ạt, liên tục, số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh vượt quá 80ml thì được coi là rong kinh.

  • Trường hợp máu kinh ra nhiều mỗi khi tới kỳ kinh, thường ra nhiều hơn 20ml thì được coi là cường kinh.

  • Trường hợp số ngày hành kinh ít hơn 2 ngày, lượng máu kinh ra ít hơn 20ml thì được coi là thiếu kinh.

Thay đổi về máu kinh nguyệt

Thông thường, máu kinh nguyệt thường có màu đỏ thẫm, không ở dạng đông và có mùi hơi tanh. Còn nếu nhận thấy máu kinh có các biểu hiện lạ sau thì chị em cần chú ý đi khám phụ khoa ngay:

  • Máu kinh có màu đỏ tươi: Có thể là do hàm lượng hormone tiết tố nữ suy giảm, cần điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp.

  • Máu kinh có màu đỏ cam: Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

  • Máu kinh có màu xám: Đôi khi trường hợp này là dấu hiệu cảnh báo nội tiết tố đang có vấn đề, hoặc có thể là do chị em đang mắc phải một số bệnh như nhiễm trùng vùng kín, viêm âm đạo…

  • Máu kinh có màu đen: Là dấu hiệu của nhiễm trùng, các bệnh phụ khoa hoặc là dấu hiệu của các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm.

Các biểu hiện khác

Ngoài những thay đổi trên, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng, dấu hiệu khác của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như:

Xuất hiện các cơn đau âm ỉ, đau nhói ở bụng dưới rất khó chịu khi đến ngày rụng dâu. Đặc biệt, cơn đau có thể lan rộng sang vùng lưng, cột sống và đùi.

Cơn đau bụng kinh làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sinh hoạt, học tập.

Cơn đau thường đi kèm với các biểu hiện khác như chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, táo bón, dễ cáu gắt, bực bội, tiêu chảy, không muốn ăn uống… và khiến chất lượng công việc, cuộc sống giảm sút.

Tác hại của rối loạn kinh nguyệt gây ra

Kinh nguyệt được coi như một tấm gương phản ánh tình trạng, khả năng sinh sản của nữ giới. Do đó, bất kỳ các vấn đề nào có liên quan đến kinh nguyệt thì khả năng sinh sản của chị em vì thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, nếu không tiến hành thăm khám, chữa trị ngay thì rối loạn kinh nguyệt sẽ gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới, cụ thể:

Dẫn đến thiếu máu

Máu kinh thoát ra nhiều và kéo dài liên tục, nhiều ngày sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị thiếu máu. Khi bị thiếu máu, bệnh nhân sẽ dễ bị choáng váng, đau đầu, chóng mặt, thở gấp, suy nhược, loạn nhịp tim, tim đập nhanh, xanh xao, thậm chí là bị ngất.

Trường hợp thiếu máu ở mức độ nhẹ thì làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Còn nếu thiếu máu ở mức độ nặng hơn thì gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Viêm nhiễm phụ khoa

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây phiền phức, khó chịu cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là điều kiện lý tưởng cho các tác nhân có hại tấn công và gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm buồng trứng, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u màng trong tử cung…

Ảnh hưởng đến việc thụ thai

Một trong những tác hại cực kỳ nguy hiểm của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Những trường hợp không có kinh nguyệt trong thời gian dài, trứng không rụng nên sẽ khó thụ thai như bình thường.

Đồng thời, quá trình thụ thai cũng trở nên khó khăn hơn do bệnh nhân không nắm rõ được thời điểm rụng trứng, hoặc do tắc vòi trứng, viêm ống dẫn trứng.

Một thống kê cho biết, có đến hơn 50% các trường hợp khó có con, gặp phải biến chứng vô sinh do bị rối loạn kinh nguyệt.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Nếu bệnh nhân có làm chuyện ấy trong những ngày có kinh nguyệt sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục của bệnh nhân.

Do chu kỳ kinh bị rối loạn, không đều khiến ngày rụng dâu có thể ghé thăm bất kỳ lúc nào khiến bệnh nhân luôn lo lắng, sợ hãi không biết ngày nào mình đến ngày đèn đỏ và gây ra nhiều phiền muộn trong cuộc sống.

Ảnh hưởng đến nhan sắc

Trong y học, Estrogen và Progesterone là hai loại hormone quan trọng đối với sắc đẹp của người phụ nữ. Do đó, khi hai loại hormone này rối loạn, không cân bằng thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc của nữ giới và gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Khi đó, quá trình lưu thông khí huyết sẽ trở nên kém đi khiến nhan sắc của nữ giới giảm đi rõ rệt, mụn cũng xuất hiện nhiều hơn và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, dễ bực bội, thiếu tự tin, tâm lý thay đổi nhanh chóng…

Gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt lại là dấu hiệu cảnh báo nữ giới đang mắc phải nhiều bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng, ung thư niêm mạc tử cung, thai ngoài tử cung… gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu thăm khám, chữa trị muộn.

Ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày

Ngoài những tác hại kể trên, rối loạn kinh nguyệt cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh nhân khi gặp phải sẽ luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng… và khó tập trung vào công việc, học tập.

Cách chữa trị rối loạn kinh nguyệt

Có thể thấy, rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Chính vì vậy, bệnh nhân nên đi thăm khám, kiểm tra để được tư vấn cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa rối loạn kinh nguyệt mà bệnh nhân có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn một số loại thuốc có tác dụng cân bằng, ổn định lại nội tiết tố, từ đó giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các loại thuốc này cũng giúp làm giảm cơn đau khó chịu ở bụng dưới, giúp giảm bớt lượng máu kinh.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại thuốc này có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn nội tiết tố. Do đó, bệnh nhân khi sử dụng thuốc cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp

Chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp, hợp lý bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, tích cực tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Có thể tập luyện một vài động tác nhỏ, cơ bản từ 15 – 30 phút mỗi ngày cũng giúp hỗ trợ chữa rối loạn kinh nguyệt.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên bổ sung các loại trái cây, rau xanh, thịt, sữa, cá, phô mai, gừng, đu đủ…

Hạn chế hoặc kiêng hẳn các loại đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, các loại đồ ăn cay, đồ ăn mặn và các chất kích thích, đồ uống có gas, đồ uống có cồn…

Tránh lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là một loại thuốc gây ra rất nhiều tác dụng phụ, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là chị em không nên lạm dụng loại thuốc này.

Trường hợp muốn sử dụng thuốc tránh thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc có thể lựa chọn các biện pháp phòng tránh thai khác an toàn hơn.

Điều trị các bệnh lý khác

Đối với trường hợp bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt là do mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, bệnh về tuyến giáp… thì cần đi thăm khám để được chữa trị kịp thời.

Sử dụng cách chữa dân gian

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số cách chữa dân gian tại nhà bằng một số loại nguyên liệu như rau ngải cứu, rau diếp cá, rau mùi tây, râm bụt, ích mẫu, cây thì là…

Giữ tâm lý thoải mái

Để chữa rối loạn kinh nguyệt, bệnh nhân cũng cần giữ cho mình tâm lý vui vẻ, thoải mái, suy nghĩ tích cực. Nếu gặp áp lực trong công việc, có thể nghe nhạc, đọc sách, tán gẫu với bạn bè, đồng nghiệp.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Với những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở mức độ nặng, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chữa trị bằng một số phương pháp như phẫu thuật nội soi tử cung, cắt bỏ nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung… để giúp chữa trị dứt điểm.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp toàn bộ về rối loạn kinh nguyệt là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị để các chị em có thể nắm rõ hơn. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn nào, chị em có thể trao đổi với các bác sĩ qua hotline: 0379.544.317 hoặc nhấp vào đây để được tư vấn thêm.

Cập nhật lần cuối: 14-07-2023 10:39:45

Rối loạn kinh nguyệt là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách chữa trị
Đánh giá: 9.2 / 10 ( 69 lượt đánh giá )