Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19

Lượt xem: 3211

Nâng cao sức đề kháng là một biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân hữu hiệu nhất mà các chuyên gia đưa ra trong thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay. Vậy nên ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Top 10+ loại thực phẩm tăng sức đề kháng thông qua bài viết dưới đây nhé.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân gây bệnh của cơ thể. Nói cách khác, sức đề kháng vừa là “lá chắn” vừa là “vũ khí” tự nhiên để bảo vệ sức khỏe mỗi người. Nếu có sức đề kháng tốt, bạn sẽ có khả năng ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập, đồng thời cũng tiêu diệt các tác nhân có hại đang tồn tại ở bên trong cơ thể.

Sức đề kháng có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Nếu như sức đề kháng tự nhiên là bẩm sinh và có liên quan tới yếu tố di truyền thì sức đề kháng tổng hợp lại có được thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và thói quen tập thể dục thể thao đều đặn.

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng

Khi sức đề kháng bị suy yếu, hệ miễn dịch của con người sẽ trở nên yếu ớt hơn, tạo điều kiện cho các tác nhân xấu xâm nhập gây nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là bệnh dịch Covid-19. Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra một số các yếu tố sau có thể làm suy giảm sức đề kháng ở người:

- Sự ô nhiễm không khí: Đây là một nguyên nhân khá phổ biến bởi tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn đang ở mức đáng báo động. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tạp chất có hại trong không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự sản sinh của các tế bào Lympho T (loại tế bào rất cần thiết của hệ miễn dịch) và tế bào Lympho B (miễn dịch thể dịch) gây suy giảm sức đề kháng.

- Uống ít nước: Nước là một yếu tố rất quan trọng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể mỗi con người. Tùy theo nhiều nhân tố khác nhau mà lượng nước mỗi người cần uống trong một ngày sẽ khác nhau để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên bạn có thể nhận biết được mình có đang uống đủ nước hay chưa thông qua màu sắc của nước tiểu, nếu có màu vàng nhạt có nghĩa là đã ổn.

- Stress: Khi cơ thể thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo lắng thì nồng độ các hormone như testosterone và estrogen sẽ bị suy giảm dẫn tới sự mất cân bằng và khiến cho hệ miễn dịch giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19.

- Rối loạn giờ giấc sinh hoạt: Nếu bạn không có giờ giấc sinh hoạt điều độ và khoa học đặc biệt là thường xuyên thức quá khuya thì cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ melatonin trong lúc ngủ, từ đó hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ các loại vi khuẩn gây bệnh.

- Ăn nhiều đồ ăn nhanh: Trong đồ ăn nhanh hay các thực phẩm đóng hộp có rất nhiều đường, mỡ và muối có hại cho sức đề kháng, làm suy yếu các tế bào Lympho T và Lympho B của hệ miễn dịch.

- Lạm dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh như một “con dao hai lưỡi” đối với sức khỏe con người. Các chuyên gia khuyến cáo rằng dùng kháng sinh khi ốm sẽ khiến người bệnh khỏi rất nhanh, tuy nhiên lại giảm khả năng tự chống chịu của cơ thể với bệnh tật nên dễ có nguy cơ tái mắc bệnh sau này. Ngoài ra, kháng sinh còn làm giảm lượng cytokine, một loại hormone rất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Các bạn có thể nhận biết việc mình đang bị suy giảm sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19 thông qua các dấu hiệu sau:

- Suy nhược tinh thần: Những người có sức đề kháng kém sẽ luôn có cảm giác thiếu sức sống, khó chịu, dễ mệt mỏi. Do đó, nếu bạn cảm thấy tinh thần mình bị suy nhược, luôn ủ rũ ngay cả khi đã ngủ đủ giấc thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần chú ý tăng sức đề kháng hơn.

- Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm: Những người có sức đề kháng kém sẽ không thể chống lại sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh nên dễ bị ốm, điển hình là các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, ngoài ra còn có một số bệnh liên quan đến hô hấp như lao, viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi, đặc biệt là bệnh dịch Covid-19 đang lây lan rất nhanh trong cộng đồng.

- Dễ bị nhiễm trùng, chậm lành các vết thương: Nếu vô tình bị đứt tay hay có các vết thương hở thì người có sức đề kháng bị suy giảm sẽ không chỉ chậm lành vết thương hơn mà còn rất dễ bị nhiễm trùng.

- Tiêu hóa kém: Những người có sức đề kháng tốt thì các chức năng tiêu hóa cũng tốt. Ngược lại, những người bị suy giảm sức đề kháng sẽ có khả năng tiêu hóa và hấp thụ thấp hơn bình thường, rất dễ bị tiêu chảy hay nôn ói ngay cả khi ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

Đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng

Có những đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng hơn người bình thường, đây cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mùa dịch Covid-19 nên cần chú trọng bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng hơn:

- Người cao tuổi: Khi tuổi tác đã cao, sức đề kháng cũng yếu đi một cách tự nhiên do các tế bào miễn dịch đã trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp hơn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Người mắc các bệnh mãn tính: Đây là những đối tượng đang có sẵn các bệnh nền mãn tính liên quan tới tim mạch, gan, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn và đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm, kháng sinh, kháng miễn dịch, corticosteroids, thuốc điều trị ung thư,… hoặc cơ thể đang bị nhiễm các loại độc tố.

- Trẻ em: Trong khoảng 3 năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên lúc này trẻ em rất dễ bị mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu.

- Phụ nữ mang thai: Các thai phụ sẽ là các đối tượng rất dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời, do đó các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị mắc bệnh diễn biến nặng hơn bình thường, khó điều trị hơn và dễ bị nhiễm trùng do có nhiều loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

- Người mới khỏi bệnh: Khi mới khỏi bệnh, tình trạng chung thường thấy của người bệnh là cơ thể mệt mỏi, tinh thần kém, miệng đắng, chán ăn,… và đây cũng là khoảng thời gian sức đề kháng chưa hồi phục hoàn toàn nên sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập.

Top 10+ loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19

Đối với các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, thì vai trò của sức đề kháng rất quan trọng, thậm chí mang tính quyết định để phòng tránh bệnh. Chính vì lý do này, vấn đề “Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19” đã trở thành một mối quan tâm của cả cộng đồng trong khoảng thời gian gần đây. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

Ăn gì để tăng sức đề kháng mùa Covid 19

1. Các loại trái cây họ cam quýt

Vitamin C có khả năng tăng sự sản xuất bạch cầu trong cơ thể, do vậy vitamin C thường được ví như “chìa khóa” để làm tăng sức đề kháng cho con người. Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm bưởi, các loại quả thuộc họ cam quýt như cam, quýt, chanh,…

Ngoài ra, những người bị đau dạ dày cũng có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại rau quả khác như ổi, đu đủ, cải thìa, rau mầm, bắp cải, cải bó xôi… Do vitamin C không dự trữ được trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể hàng ngày trong mùa dịch Covid-19 là rất cần thiết.

2. Tỏi

Tỏi không chỉ đơn thuần là một loại gia vị phổ biến ở Việt Nam mà còn được mệnh danh là “thần dược” trong việc chống lại các bệnh cúm. Lý do là bởi, trong tỏi có chứa rất nhiều iod và tinh dầu có tác dụng diệt vi khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn các loại vitamin A, B, C, D,… và nhiều loại khoáng chất như i-ốt, canxi, magie,… rất cần thiết do cơ thể. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng 1 đến 3 tép tỏi 1 người mỗi ngày có thể hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và giúp phòng tránh các loại bệnh khác nhau.

3. Ớt chuông đỏ

Các nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng vitamin C trong ớt chuông đỏ gấp 2 lần so với các loại trái cây họ cam quýt. Ngoài ra, ớt chuông đỏ còn là nguồn cung cấp các loại vitamin A, B, E6,… nhất là beta carotene (tiền chất của vitamin A) rất dồi dào.

Do đó, ớt chuông đỏ không chỉ là một loại thực phẩm tăng sức đề kháng chống Covid-19 hiệu quả mà còn giúp làm đẹp, chống oxy hóa, tốt cho thị giác, phòng ngừa ung thư.

4. Bông cải xanh

Trong bông cải xanh chứa hàm lượng lớn các loại vitamin như vitamin A, C, E và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chất sulforaphane trong bông cải xanh giúp chống oxy hóa hiệu quả, hỗ trợ giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm sức đề kháng, giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp,…

Do vậy, bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Cách tốt nhất để giữ lại các loại vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, nên hấp thay vì luộc và thậm chí là không cần đun nấu.

5. Gừng

Gừng là một thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19 rất phổ biến bởi tác dụng giảm đau họng, giảm viêm và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nó còn có khả năng giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả cho người ốm, những bà bầu đang ốm nghén hay những người bị say tàu xe.

Không chỉ vậy, gừng còn có tác dụng làm giảm đi các triệu chứng đau và hỗ trợ làm chậm tạo quá trình cholesterol. Bạn có thể sử dụng gừng như một loại gia vị ăn kèm trong bữa ăn, nấu chín cùng các loại thực phẩm khác hoặc pha trà gừng để uống.

6. Sữa chua nguyên chất

Sữa chua là một thực phẩm có chứa rất nhiều lợi khuẩn, đồng thời cung cấp lượng lớn vitamin D cho cơ thể. Do đó, sữa chua không chỉ giúp tăng sức đề kháng chống lại các loại virus mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp đẹp da và giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua chứa nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể dễ dàng làm sữa chua tại nhà và ăn kèm với các loại trái cây hay mật ong.

7. Hạnh nhân

Hạnh nhân vốn nổi tiếng là một loại hạt bổ dưỡng có chứa rất nhiều vitamin E tự nhiên. Vitamin E có tác dụng làm đẹp, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và quá trình làm tổn thương các tế bào, tốt cho thị lực và tim mạch, hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả trong thời điểm dịch bệnh Covid-19.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị liều lượng sử dụng hạnh nhân là một phần ăn khoảng nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ là đủ cung cấp 100% lượng vitamin E cần thiết cho một ngày. Bạn cũng lưu ý tránh nên dùng quá liều sẽ gây nên tình trạng dư thừa vitamin E trong cơ thể và thường dẫn tới các tình trạng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, đi ngoài và đầy hơi.

8. Trà xanh

Trà xanh là một thức uống rất gần gũi và phổ biến với người dân Việt Nam. Trong lá trà xanh có chứa flavonoid – một chất có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trong trà xanh còn rất giàu epigallocatechin gallate (EGCG) cũng có khả năng chống oxy hóa mạnh và là vi chất rất cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Do vậy, trà xanh là một thực phẩm cần thiết để tăng sức đề kháng giúp phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, đồng thời còn hỗ trợ giảm cân, phòng chống ung thư, rất tốt cho não bộ và sức khỏe con người.

9. Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin C, cụ thể hàm lượng vitamin C trong loại quả này chiếm tới 224% lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Không chỉ vậy, trong đu đủ còn có papain, đây là một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, đu đủ còn rất giàu Kali, vitamin B và folate tốt cho sức đề kháng của bạn trong mùa dịch Covid-19.

10. Kiwi

Kiwi là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin E, vitamin K, folate và kali. Ngoài ra, quả kiwi cũng có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.

Do vậy, ăn kiwi có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như giúp điều trị hen suyễn, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát huyết áp, giảm đông máu,… Đặc biệt, một nghiên cứu đã cho thấy kiwi có khả năng hỗ trợ chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng và giảm khả năng mắc bệnh cúm và cảm lạnh, rất phù hợp để sử dụng trong hoàn cảnh dịch Covid-19 như hiện nay.

Những biện pháp khác giúp tăng sức đề kháng

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy bệnh dịch Covid-19 sẽ có xu hướng diễn biến nặng hơn ở những người bị suy yếu sức đề kháng. Vì vậy, mỗi người không chỉ cần có chế độ ăn uống hợp lý bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng để phòng chống dịch Covid-19, mà còn phải xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, vui khỏe. Dưới đây là một số biện pháp khác giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể hơn:

- Ăn chín uống sôi;

- Uống nhiều nước;

- Hạn chế bia, rượu;

- Giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực;

- Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày;

- Có lối sống lành mạnh, ngủ đúng giờ và đủ giấc;

- Luôn giữ vệ sinh cá nhân và nhà cửa sạch sẽ.

Trên đây là danh sách những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc nên ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Cập nhật lần cuối: 16-03-2022 14:33:21

Ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19
Đánh giá: 9.9 / 10 ( 53 lượt đánh giá )