Bị say nắng uống gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách sơ cứu

Lượt xem: 2782

Say nắng là tình trạng khá phổ biến vào những ngày nắng nóng gay gắt, tuy nhiên đây lại được xem là một chấn thương nghiêm trọng do nhiệt độ và cần được cấp cứu khẩn cấp. Vậy khi bị say nắng uống gì và nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Say nắng là gì?

Say nắng còn được gọi với cái tên khác là sốc nhiệt, là tình trạng tăng thân nhiệt lên tới hơn 40 độ C, kèm theo đó là hiện tượng mất nước và rối loạn hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp.

Say nắng là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng gây nên, có thể gây tổn hại tới não và các cơ quan nội tạng trong cơ thể, từ đó có tỷ lệ cao dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được cấp cứu kịp thời.

Say nắng

Nguyên nhân gây say nắng

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới say nắng là cơ thể không còn khả năng tự điều hòa nhiệt độ, dẫn tới thân nhiệt bị gia tăng nhanh chóng, mồ hôi toát ra không đủ để hạ nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát.

Có 2 tác động chính gây ra tình trạng trên là do nhiệt độ môi trường quá cao (khoảng từ 40 độ C trở lên) hoặc do quá gắng sức vận động mạnh. Cụ thể, khi phải lao động nặng nhọc hoặc đi lại quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị chấn động, làm rối loạn các hoạt động điều hòa nhiệt độ và gây ra hiện tượng mất nước cấp trong cơ thể.

Do đó, say nắng là tình trạng khá phổ biến vào mùa nắng nóng, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 4 tuổi và người cao tuổi (> 70 tuổi), người có thể trạng yếu ớt hoặc có nhiều bệnh lý nội khoa như huyết áp, tim mạch, béo phì, đái tháo đường…

Cẩm nang sức khỏe hữu ích:

- Cách chế biến và công dụng của Hàu

- Ăn gì tăng sức đề kháng mùa dịch Codid 19

- Công dụng của bột nghệ với mật ong

- Uống sữa đậu nành Fami có vô sinh không

Biểu hiện của người bị say nắng

Tình trạng sốc nhiệt sẽ làm ảnh hưởng đến cơ chế tự điều hòa thân nhiệt nên có thể làm thân nhiệt tăng cao đến 40 độ. Khi đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Các triệu chứng ban đầu: thở dồn dập, nhịp tim nhanh, da đỏ lên (do giãn mạch dưới da), hoa mắt chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Các dấu hiệu này ở những người cao tuổi thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm.

  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng hơn dẫn tới các triệu chứng như tụt huyết áp, rối loạn các chức năng thần kinh bao gồm kích động, mê sảng, thay đổi tri giác, lú lẫn, co giật và hôn mê. Thân nhiệt tăng quá cao còn gây mất điện giải trầm trọng, xuất huyết do rối loạn đông máu, rối loạn chức năng đa cơ quan, rối loạn thăng bằng kiềm – toan…

  • Nghiêm trọng hơn, khi thân nhiệt đạt tới 42.5 độ thì các enzym sẽ bị bất hoạt và rối loạn chuyển hóa gây suy chức năng của các cơ quan, khi tới 43 độ thì các protein sẽ bị đông vón, các cơ quan bị hoại tử gây ra tình trạng suy đa tạng rất khó hồi phục và nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, khi nhận biết được các biểu hiện của say nắng, bệnh nhân cần được cấp cứu đúng cách càng sớm càng tốt để hồi phục hiệu quả và tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.

Cách chữa trị sơ cứu khi gặp trường hợp bị say nắng

Việc chữa trị và sơ cứu ban đầu cho người bị say nắng đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả điều trị và các di chứng sau này. Vậy bị say nắng uống gì và nên được chữa trị cấp cứu như thế nào? Khi gặp trường hợp có các dấu hiệu bị sốc nhiệt, cần ngay lập tức cấp cứu hạ thân nhiệt như sau:

  • Bước 1: Gọi ngay đến đường dây nóng cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc y tế địa phương gần nhất.

  • Bước 2: Trong thời gian chờ xe cấp cứu, nhanh chóng di chuyển nhẹ nhàng người đang bị say nắng đến chỗ râm mát, thoáng gió.

  • Bước 3: Cởi bỏ bớt những quần áo không cần thiết.

  • Bước 4: Làm mát cơ thể người bệnh bằng bất cứ cách nào có thể như chườm nước mát, xịt mát bằng nước kết hợp với quạt gió, đặt túi nước đá vào các vùng cổ, nách, bẹn,… không nên ngâm người bệnh trong nước vì điều này sẽ gây co mạch ngoại vi làm giảm khả năng thải nhiệt. Nếu bệnh nhân vẫn còn phản xạ nuốt thì cho uống nước pha ít đường và muối, lưu ý không cho uống thuốc hạ sốt vì thuốc này không có giá trị gì khi cơ thể bị sốc nhiệt.

  • Bước 5: Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của người bệnh, thực hiện các biện pháp làm mát tới khi cơ thể xuống còn dưới 39 độ thì có thể chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất.

  • Bước 6: Liên tục đánh giá mức độ tỉnh táo của người bị say nắng bằng cách tiếp xúc, lay gọi:

  • Nếu người bệnh tỉnh táo thì cho uống bù nước và chất điện giải.

  • Nếu người bệnh chưa tỉnh táo thì tiếp tục làm mát cơ thể trong lúc chờ xe cấp cứu.

  • Nếu người bệnh bất tỉnh và không có những dấu hiệu hay triệu chứng tuần hoàn như ho, thở, cử động thì cần lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi, thổi ngạt, ép tim đúng cách trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu. Điều này sẽ làm tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.

Khi bệnh nhân được đưa đi cấp cứu, sẽ có những cách chữa trị say nắng tại khoa hồi sức tích cực (ICU) như sau:

  • Nhanh chóng ổn định đường thở người bệnh, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Cho người bệnh thở oxy và truyền dịch tinh thể khi đã cởi bỏ quần áo và đo được nhiệt độ trung tâm.

  • Sử dụng các phương pháp làm mát tích cực để hạn chế tổn thương các cơ quan đích, lý tưởng nhất là giảm được 0.2 độ C mỗi phút đến khi thân nhiệt hạ xuống còn 38 độ C.

  • Điều chỉnh các rối loạn thăng bằng kiềm – toan, đồng thời có thể truyền plasma tươi và tiểu cầu nhằm tránh rối loạn đông máu, đặt ống nội khí quản nếu người bệnh bị hôn mê hoặc rối loạn hô hấp nặng.

  • Nếu có hiện tượng suy thận, suy gan, suy đa tạng thì cần lọc máu cấp cứu.

Sốc nhiệt là hiện tượng có thể làm tổn thương và gây biến chứng cho tất cả các cơ quan nên do đó các bệnh nhân bị say nắng đều phải nhập viện để theo dõi tại các cơ sở y tế chăm sóc tích cực. Đặc biệt, những người cao tuổi có bệnh nền kèm theo cần được theo dõi, đánh giá sát sao tình trạng tim mạch và bù dịch thận trọng.

Bị say nắng uống gì? Top 5+ đồ uống tốt cho người bị say nắng

Khi bị say nắng, cơ thể sẽ bị mất một lượng nước lớn, do đó bổ sung nước là điều rất quan trọng và cần thiết. Vậy khi bị say nắng nên uống gì? Các bạn có thể tham khảo những thức uống tốt dành cho người bị say nắng được chia sẻ trong danh sách dưới đây:

Đồ uống tốt cho người bị say nắng

1. Nước ép hành tây

Đây là một thức uống rất tốt để cải thiện tình trạng mất trước do say nắng. Bạn có thể ép hành tây uống trực tiếp hoặc thoa trên ngực và sau tai để giảm nhiệt độ nhanh chóng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến hành tây cùng các loại nước uống và thức ăn khác để làm mát nhanh chóng cơ thể người bị say nắng.

2. Nước me

Bên trong nước me có chứa chất điện giải và rất nhiều dưỡng chất quan trọng nên có thể hỗ trợ giảm nhiệt và giúp phòng tránh say nắng. Bạn mua me về tách lấy phần thịt me ngâm trong nước rồi lọc bỏ hạt, pha cùng mật ong nguyên chất là đã có một thức uống giảm say nắng trong mùa nóng rất hiệu quả.

3. Nước mận

Trong nước mận có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, góp phần làm dịu đi nhanh chóng những ảnh hưởng mà say nắng gây ra. Mận mua về chỉ cần ngâm trong nước sạch cho mềm ra, lọc bỏ bã và uống trực tiếp để đảm bảo giữ được đầy đủ các dưỡng chất.

4. Nước dừa

Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát tươi mát rất được ưa chuộng mà còn có chứa rất nhiều chất điện giải tốt cho cơ thể, đặc biệt là khi bị say nắng. Uống nước dừa sẽ giúp bạn cân bằng lại thân nhiệt một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

5. Nước ép rau mùi và lá bạc hà

Đây là một công thức pha chế nước uống không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn có tác dụng hạ nhiệt cho cơ thể, giúp phòng chống và chữa trị say nắng rất tốt. Bạn chỉ cần ép rau mùi với lá bạc hà, chắt lấy nước, sau đó có thể pha thêm chút mật ong hay đường do dễ uống hơn.

6. Nước ép lô hội

Lô hội (nha đam) là một loài thực vật chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp kích thích cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Đây không chỉ là thức uống giúp thanh nhiệt giải độc mà gel lô hội còn có tác dụng làm dịu đi vết bỏng, cháy nắng và giúp làm đẹp da hơn.

7. Trà Atiso

Atiso là một dược liệu quý giúp cung cấp lượng lớn kali và chất điện giải để ngăn ngừa cơ thể kiệt sức do say nắng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua trà Atiso đã được chế biến sẵn để dùng rất nhanh chóng và tiện lợi.

8. Nước mía

Đây là thức uống giải nhiệt rất phổ biến ở nước ta, cây mía được lột vỏ ép chung với tắc sẽ cho ra hương vị đồ uống thanh mát, có vị ngọt tự nhiên nên được rất nhiều người lựa chọn để uống trong những ngày nóng bức. Thức uống này có công dụng thanh nhiệt và hỗ trợ giảm đi các triệu chứng say nắng rất hiệu quả.

Hiện nay, có rất nhiều thức uống giải khát thanh nhiệt rất tốt cho người bị say nắng. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý khi bị say nắng thì nên uống đủ nước, nhưng không uống quá nhiều cùng một lúc, nên uống một một lượng vừa phải theo từng đợt. 

Đặc biệt, các bạn nên dùng nước mát thay vì nước quá lạnh để tránh bị viêm họng. Để đảm bảo thức uống khi say nắng được phát huy tác dụng tốt, bạn cũng nên chọn lựa những nguồn nguyên liệu rau củ tươi ngon và an toàn khi làm nước ép

Bị say nắng uống gì?

Khi bị say nắng, cơ thể sẽ bị mất một lượng nước lớn, do đó bổ sung nước là điều rất quan trọng và cần thiết. Vậy khi bị say nắng nên uống gì? Các bạn có thể tham khảo những thức uống tốt dành cho người bị say nắng được chia sẻ trong danh sách dưới đây:

1. Nước ép hành tây

Đây là một thức uống rất tốt để cải thiện tình trạng mất trước do say nắng. Bạn có thể ép hành tây uống trực tiếp hoặc thoa trên ngực và sau tai để giảm nhiệt độ nhanh chóng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến hành tây cùng các loại nước uống và thức ăn khác để làm mát nhanh chóng cơ thể người bị say nắng.

2. Nước me

Bên trong nước me có chứa chất điện giải và rất nhiều dưỡng chất quan trọng nên có thể hỗ trợ giảm nhiệt và giúp phòng tránh say nắng. Bạn mua me về tách lấy phần thịt me ngâm trong nước rồi lọc bỏ hạt, pha cùng mật ong nguyên chất là đã có một thức uống giảm say nắng trong mùa nóng rất hiệu quả.

3. Nước mận

Trong nước mận có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, góp phần làm dịu đi nhanh chóng những ảnh hưởng mà say nắng gây ra. Mận mua về chỉ cần ngâm trong nước sạch cho mềm ra, lọc bỏ bã và uống trực tiếp để đảm bảo giữ được đầy đủ các dưỡng chất.

4. Nước dừa

Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát tươi mát rất được ưa chuộng mà còn có chứa rất nhiều chất điện giải tốt cho cơ thể, đặc biệt là khi bị say nắng. Uống nước dừa sẽ giúp bạn cân bằng lại thân nhiệt một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

5. Nước ép rau mùi và lá bạc hà

Đây là một công thức pha chế nước uống không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn có tác dụng hạ nhiệt cho cơ thể, giúp phòng chống và chữa trị say nắng rất tốt. Bạn chỉ cần ép rau mùi với lá bạc hà, chắt lấy nước, sau đó có thể pha thêm chút mật ong hay đường do dễ uống hơn.

6. Nước ép lô hội

Lô hội (nha đam) là một loài thực vật chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp kích thích cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Đây không chỉ là thức uống giúp thanh nhiệt giải độc mà gel lô hội còn có tác dụng làm dịu đi vết bỏng, cháy nắng và giúp làm đẹp da hơn.

7. Trà Atiso

Atiso là một dược liệu quý giúp cung cấp lượng lớn kali và chất điện giải để ngăn ngừa cơ thể kiệt sức do say nắng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua trà Atiso đã được chế biến sẵn để dùng rất nhanh chóng và tiện lợi.

8. Nước mía

Đây là thức uống giải nhiệt rất phổ biến ở nước ta, cây mía được lột vỏ ép chung với tắc sẽ cho ra hương vị đồ uống thanh mát, có vị ngọt tự nhiên nên được rất nhiều người lựa chọn để uống trong những ngày nóng bức. Thức uống này có công dụng thanh nhiệt và hỗ trợ giảm đi các triệu chứng say nắng rất hiệu quả.

Hiện nay, có rất nhiều thức uống giải khát thanh nhiệt rất tốt cho người bị say nắng. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý khi bị say nắng thì nên uống đủ nước, nhưng không uống quá nhiều cùng một lúc, nên uống một một lượng vừa phải theo từng đợt. 

Đặc biệt, các bạn nên dùng nước mát thay vì nước quá lạnh để tránh bị viêm họng. Để đảm bảo thức uống khi say nắng được phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cũng nên chọn lựa những nguồn nguyên liệu rau củ tươi ngon và an toàn khi làm nước ép

Cách phòng ngừa say nắng trong mùa hè

Dưới đây là một biện pháp giúp phòng ngừa say nắng, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức:

  • Cần hạn chế ra ngoài đường khi trời nắng nóng khi không thật cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc phải ra đường thì phải đội kín mũ, mặc các loại quần áo chống nắng và đeo kính chống nóng.

  • Những người phải lao động ngoài trời cần đặc biệt chú ý uống nhiều nước, có thể uống nước chanh, nước pha muối loãng hoặc nước pha chất điện giải Oresol. Tuy nhiên không nên uống nhiều nước quá lạnh có thể dễ bị viêm họng.

  • Không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, tránh để gió quạt thổi trực tiếp vào người.

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi và chú ý bổ sung tăng cường dinh dưỡng, ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

  • Những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường nắng nóng cần phải biết cách tự bảo vệ mình và cần phải tạm dừng công việc ngay nếu cảm nhận thấy điều kiện thời tiết đã vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.

  • Đặc biệt, vào những ngày hè, từ 12 đến 16 giờ là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, do vậy nên tránh lao động ngoài trời vào khoảng thời gian này. Bởi, khi cơ thể không dung nạp được nhiệt độ của môi trường thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra say nắng và nhiều biến cố nguy hiểm khác.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề bị say nắng uống gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị say nắng như thế nào. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe trong cuộc sống!

Cập nhật lần cuối: 11-05-2022 11:16:11

Bị say nắng uống gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách sơ cứu
Đánh giá: 9.0 / 10 ( 31 lượt đánh giá )